In bài này
Nga đuổi tên lửa Hàn Quốc khỏi Peru
Thứ Sáu, 10/05/2013 - 10:55 PM
Tranh chấp sở hữu trí tuệ trong các thương vụ bán vũ khí cho Peru đang tạo cơ hội cho xe tăng T-90S và Igla-1S của Nga.
Chiron được giới thiệu với một sĩ quan Nga (LIG Nex1 / Yonhap)
>> Gian lận, tên lửa vác vai Trung Quốc thua mất mặt ở Peru
>> Bị lừa, Peru trả lại Trung Quốc xe tăng MBT-2000
>> Scandal xe tăng MBT-2000 ở Peru: Nga ngáng chân Trung Quốc?


Tờ báo La Republica (Peru) ngày 7/5/2013 đã đăng bài báo “Ejército canceló millonaria compra de 108 misiles antiaéreos a Corea del Sur” của Angel Paez cho hay, ngày 24/4, Tư lệnh Lục quân Peru, Tướng  Ricardo Moncada Novoa đã chính thức hủy hợp đồng trị giá 104,1492 triệu nuevo sol (41,6 triệu USD) mua cho Lục quân Peru một lô tên lửa phòng không mang vác Chiron (còn có tên Shingung hoặc KP-SAM) do công ty LIG Nex1 (LG Innotec trước đây, thuộc hãng LIG của tập đoàn LG), Hàn Quốc sản xuất.

Hợp đồng được ký ngày 3/12/2012 và sẽ là thương vụ xuất khẩu Chiron đầu tiên nếu được thực hiện.

Hợp đồng đã bị công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport phản đối vì Chiron (Shingung) được phát triển với sự tham gia tích cực của các chuyên gia Nga trong khuô khổ một hợp đồng năm 2003.

Rosoboronoexport nói rằng, trong hệ thống Chiron có tài sản trí tuệ của Nga được chuyển giao cho Hàn Quốc theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Hàn Quốc và nhà sản xuất Hàn Quốc không có quyền bán tài sản này sang các nước thứ ba.

Rosoboronoexport đã gửi các giấy tờ cần thiết đến Bộ Quốc phòng và Bộ chỉ huy Lục quân Peru, còn LIG Nex1 đã không thể cung cấp cho Peru giấy phép của Nga cho phép tái xuất khẩu công nghệ.

Công ty Hàn Quốc sau khi ký hợp đồng cũng đã tìm cách thay đổi điều kiện tài chính trong hợp đồng với Peru (đòi tiền đặt cọc 60 % thay vì 30 % đã thỏa thuận) và đơn phương tìm cách đưa vào những thay đổi về cấu hình và các điều kiện kỹ thuật của việc giao hàng.

Tất cả những điều đó đã dẫn đến việc Lục quân Peru hủy hợp đồng với LIG Nex1. Công ty LIG Nex1 cũng đã chính thức bị loại khỏi diện nhà cung cấp tiềm năng cho quân đội Peru trong vòng 1 năm.

Như vậy, việc tranh chấp sở hữu trí tuệ trong các thương vụ bán vũ khí cho Peru có vẻ đang tạo cơ hội cho vũ khí Nga.

Tháng 4.2010, chính phủ Peru đã bất ngờ quyết định dừng việc mua xe tăng MBT-2000 của NORINCO (Trung Quốc)  thông báo vào năm 2009. Nguyên nhân là do Ukraine phản đối Trung Quốc xuất khẩu động cơ Ukraine trang bị trên xe MBT-2000, trong khi bản thân Ukraine cũng đang tìm cách bán xe tăng cho Peru.

Các chuyên gia cho rằng, Nga đứng sau vụ hất cẳng xe tăng Trung Quốc ở Peru vì T-90 cũng chính là một trong các ứng viên trong cuộc đấu thầu mua xe tăng của Peru. Mới đây, hy vọng đã trở lại với T-90 khi có những dấu hiệu cho thấy Peru đã quan tâm trở lại đối với xe tăng này. Và Nga đã xin phép đưa T-90 sang Peru trình diễn.  
 
Còn trong cuộc đấu thầu tên lửa phòng không vác vai ở Peru, Hàn Quốc thắng thầu vì tên lửa Trung Quốc gian lận, còn Nga phản đối vì chính họ giúp Hàn Quốc giúp phát triển tên lửa Chiron. Nay nếu cả QW-18 của Trung Quốc lẫn Chiron của Hàn Quốc đều bật bãi ở Peru, cơ hội đương nhiên sẽ mở ra cho Igla-S của Nga.
PM