In bài này
Cải tiến T-90: So sánh phương án của Ukraine và Nga
Thứ Ba, 10/04/2012 - 11:29 AM
So sánh mẫu T-90S do Ukraine cải tiến với xe tăng tối tân nhất Т-90MS của Nga cho thấy các phương án hiện đại hóa T-90 của Nga và Ukraine gần tương đương nhau.

>> Ukraine tranh giành hiện đại hóa T-90 với Nga
>> T-90AM - Diện mạo mới của T-90S
>> T-90AM: Xe tăng thế hệ mới hay T-72 cải tiến lần thứ 18?
>> 4 dòng tăng-thiết giáp thế hệ mới của Lục quân Nga
>> Xe tăng “Khủng long bạo chúa”

Việc Ukraine đưa ra phương án hiện đại hóa xe tăng Т-90S của Ấn Độ một lần nữa cho thấy các công trình sư ở Kharkov, Ukraine có thể phản ứng nhanh với mọi mong muốn của các khách hàng tiềm năng.

Т-90S do Ukraine hiện đại hóa

Phương án hiện đại hóa xe tăng T-90 mà Ukraine giới thiệu sử dụng hoàn toàn các kết quả nghiên cứu có được khi phát triển xe tăng Oplot vì vậy nó đáp ứng những yêu cầu cao nhất hiện nay. Nếu so sánh nó với xe tăng tối tân nhất Т-90MS thì chúng ta sẽ thấy các phương án hiện đại hóa T-90 của Nga và Ukraine gần tương đương nhau.
 

Gói nâng cấp của Ukraine được thiết kế
dựa trên kinh nghiệm phát triển tăng Oplot

Cả 2 phương án đều sử dụng vô lăng thay cho các cần lái truyền thống, nên việc lái xe tăng trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều. Hai xe đều sử dụng các hộp số tự động và các hệ thống thông tin-điều khiển khung gầm. Nhờ các hệ thống này, lái xe có thể nhận thông tin về tình trạng động cơ, hệ thống truyền động, những trục trặc của chúng và các tham số khác cần thiết khi khai thác xe. 

T-90MS của Nga

T-90MS được lắp khí tài quan sát TVN-10 có các kênh quang học, truyền hình và ảnh nhiệt, cho phép lái xe không chỉ trong bóng tối mà cả trong sương mù, khói và khi có mưa.

Phương án của Ukraine sử dụng khí tài TVN-5 có tính năng khiêm tốn hơn nhiều.
 
Phương án của Nga được lắp động cơ công suất 1.130 mã lực, còn hãng sản xuất xe tăng ở Kharkov lại đề xuất động cơ 6TD-3 1.400 mã lực. Ưu thế về công suất của động cơ Ukraine so với động cơ Nga là khá lớn, nhưng đáng tiếc là động cơ này hiện chưa thật hoàn thiện và cần đầu tư thêm kinh phí để nó trở thành động cơ sản xuất loạt.
 
Động cơ hiện có 6TD-2 công suất 1.200 mã lực đã được ngành công nghiệp làm chủ thành thục và đang được tiêu thụ tốt ở Trung Quốc và Pakistan. Nhưng liệu Ấn Độ có muốn mình có cùng loại động cơ như các kẻ thù tiềm tàng của họ không? Hơn nữa, động cơ V-92S2F của Nga dù cho thua kém 70 mã lực so với 6ТD-2, nhưng lại là sự phát triển của động cơ V-92S2 mà Ấn Độ rất rành. Liệu họ có muốn chi tiền để thay đổi cơ sở sửa chữa không?  

Xe tăng T-90MS của Nga

Nga từng quảng cáo động cơ mới V-99 công suất 1.200 mã lực, song gần đây không có thông tin gì về động cơ này.
 
Phương án Ukraine, hệ thống truyền động có ứng dụng cái gọi là “các số đảo chiều”, nhờ vậy mà có thêm 4 số lùi. Kết quả là xe tăng có khả năng chạy lùi với tốc độ hơn 30 km/s. Ở T-90MS, các thông số này khiêm tốn hơn.
 
Cả phía Nga và Ukraine đều mời chào các hệ thống giáp phản ứng nổ thế hệ mới, có khả năng đối phó hiệu quả với vũ khí chống tăng thế hệ mới. Theo các tài liệu báo chí công khai, giáp phản ứng nổ có Ukraine tốt hơn đôi chút so với của Nga về độ bền vững trước đạn xuyên giáp dưới cỡ. Nhưng các bộ giáp phản ứng nổ của Ukraine lại nặng hơn của Nga, ngoài ra, khách hàng tiềm năng có thể phiền lòng với việc các xe tăng được trang bị hệ giáp đó từng được chuyển giao cho Mỹ để nghiên cứu.
 
Trên ảnh thấy rõ rằng, T-90 do Ukraine hiện đại hóa hai bên sườn có lắp các tấm chắn giáp phản ứng chống đạn tandem (2 lượng nổ). Điều đó làm nâng cao rất nhiều khả năng sống sót của xe tăng, đồng thời làm tăng hình chiếu chính diện của nó.

Phía Nga thì nói họ có giáp phản ứng như vậy, nhưng nó hiện chưa được trình diễn trên các xe tăng thật sự. 

T-84 Oplot là biến thể hiện đại hóa của T-80UD của Liên Xô

Các hệ thống đối phó quang-điện tử về thực chất là như nhau. Trên hình ảnh của phương án Ukraine thấy rõ hệ thống chế áp vô tuyến điện tử chống các thiết bị nổ tự tạo Garant. Các hệ thống tương tự cũng đã được chế tạo ở Nga.
 
Trên T-90MS có lắp máy ngắm pháo thủ hiện đại hơn, - đó là máy ngắm Sosna-U của Belarus với kênh ảnh nhiệt và bộ tự động bám mục tiêu. Còn trên phương án của Ukraine chỉ sử dụng loại máy ngắm cải tiến từ máy ngắm ban ngày 1G46 của Liên Xô. Ukraine có thể đề nghị loại máy ngắm đêm chỉ có tính năng gần tương đương máy ngắm đã lắp trên Т-90S, nên khó lòng để Ấn Độ thay thế nó.
 
Máy ngắm toàn cảnh của T-90MS cũng do Belarus sản xuất, nó nhỏ gọn hơn loại PNK-6 của Ukraine vốn nặng gần 400 kg. Tuy nhiên, máy ngắm Ukraine lại có kênh quang học, mà cái đó theo một số chuyên gia lại đem lại cho trưởng xe ưu thế nào đó trong phát hiện và nhận dạng mục tiêu. 
 

T-90MS là biến thể hiện đại hóa sâu của T-90 và hướng vào mục đích xuất khẩu

Thực ra, các chuyên gia khác lại không đồng ý như vậy. Theo họ, camera ảnh nhiệt có trong máy ngắm của Belarus không thua kém gì về khả năng phát hiện và nhận dạng mục tiêu. Tính năng hoạt động ban đêm của hai máy ngắm này gần như giống nhau. Máy ngắm Ukraine có ưu thế nào đó khi hoạt động đối với các mục tiêu bay, còn máy ngắm của Belarus thì có bộ tự động bám mục tiêu. Điều đó nâng cao khả năng tiêu diệt đối phương bằng súng, pháo, cũng như tên lửa có điều khiển. Hơn nữa, trưởng xe khi sử dụng máy ngắm Ukraine chỉ có thể tác xạ bằng vũ khí có điều khiển qua kênh ảnh nhiệt của xạ thủ.
 
T-90MS được lắp một máy ngắm đúp dự phòng khi các máy ngắm chính bị hỏng nên cho phép xe vẫn có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu dù là với hiệu quả thấp hơn cả ban ngày lẫn ban đêm.
T-90 do Ukraine cải tiến không có máy ngắm này. 

Oplot

Hiện chưa rõ, phương án T-90 cải tiến của Ukraine sử dụng loại pháo nào. T-90MS thì sử dụng biến thể mới của pháo 2А46 là 2А46М-5, có độ chính xác tăng lên 15-20%. Cả Nga và Ukraine đều gặp những vấn đề nhất định với việc sản xuất loạt các loại đạn hiện đại.

Ngoài ra, máy nạp đạn tự động của tăng Т-90 lại không thể nạp tự động đạn tên lửa có điều khiển Kombat do Ukraina sản xuất.

Căn cứ hình ảnh có được, thì thấy các công trình sư Ukraine đã cải tiến ụ súng máy phòng không điều khiển từ xa 12,7 mm nên có khả năng bắn về phía trước tốt hơn so với tăng Oplot. Nói một cách đơn giản là “đầu” máy ngắm PNK-6 không còn cản trở nữa.  

T-90MS

Nếu nói về ụ súng máy phòng không của biến thể của Nga thì T-90MS được lắp súng máy kém uy lực hơn, cỡ 7,62 mm. Tuy nhiên, người ta nói có thể thay nó bằng súng máy cỡ nòng lớn Kord. Song điều đó sẽ đòi hỏi phải thiết kế lại ụ súng máy. Ở phương án của Nga dường như người ta hiện ưu tiên cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu mặt đất.
 
Điểm khác biệt của phương án Ukraine là có hệ thống phòng vệ tích cực Zaslon. Do các đặc điểm cấu trúc mà việc khả năng lắp hệ thống phòng vệ tích cực Arena do Nga sản xuất cho T-90MS là rất khó. Có thể Nga còn có các hệ thống phòng vệ tích cực khác, nhưng không có thông tin nào về chúng được tiết lộ và chúng cũng khó mà được phép xuất khẩu.   
 

Súng máy phòng không 12,7 mm trên Oplot
bị hạn chế về góc bắn mục tiêu mặt đất

Qua những điều trình bày ở trên, có thể thấy rằng, các phương án cải tiến T-90 của Nga và Ukraine không có ưu thế áp đảo so với nhau. Người thắng cuộc là người sẽ đưa ra giá cả và các điều kiện hiện đại hóa hợp lý. Ở đậy các yếu tố chính trị và rất nhiều hòn đá ngầm có thể đóng vai trò lớn.
 
Một câu hỏi khác là sự hợp tác Ấn Độ-Ukraine sẽ ảnh hưởng thế nào đến quốc gia khác cũng sử dụng xe tăng Ukraine là Pakistan. Liệu sau này, nước này có muốn ứng dụng gói nâng cấp giống như thế mà kẻ thù Ấn Độ của họ đã biết rõ trên các xe tăng Т-80 của họ? Liệu lính xe tăng Pakistan có cầu cứu sự giúp đỡ của Trung Quốc không?

  • Nguồn: VM, 8.4.12.
Nam Xương