In bài này
Đặc nhiệm Nga ở Crimea và Donbas qua con mắt phương Tây (1)
Thứ Bẩy, 11/03/2017 - 5:35 PM
Lực lượng đặc nhiệm Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
>> Đặc nhiệm Nga ở Crimea và Donbas qua con mắt phương Tây (2)

Lực lượng đặc nhiệm đã đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động quân sự chống Ukraine. Nếu như ở Crimea, lực lượng này chủ yếu được huy động vào các chiến dịch bí mật, thì ở Donbas, đặc nhiệm Nga thực hiện các chức năng truyền thống hơn như trinh sát đặc biệt, hỗ trợ quân sự và hành động trực tiếp. Việc thôn tính Crimea là trường hợp đầu tiên khi mà các lực lượng đặc nhiệm mới đã đóng vai trò dẫn dắt.

Trên cơ sở kinh nghiệm ở Ukraine, dĩ nhiên là có thể nói đến khả năng tăng lên của Nga trong lĩnh vực tác chiến đặc biệt. Điều này có thể có những hậu quả cho công tác lập kế hoạch hành động trong tình huống khẩn cấp của các nước khác, trong đó có Mỹ.

Bài viết này nghiên cứu vai trò của lực lượng đặc nhiệm trong các hành động quân sự của Nga chống Ukraine ở Crimea và Donbas. Phần 1 khái quát các loại hình lực lượng đặc nhiệm của Nga và các lực lượng này ăn nhập thế nào vào khái niệm chiến tranh phức hợp (hybrid warfare). Tiếp đó phân tích các chiến dịch đặc nhiệm của Nga ở Crimea và Donbas ở góc nhìn các loại nhiệm vụ truyền thống của lực lượng đặc nhiệm. Phần cuối thảo luận các bài học mà các nước khác, kể cả Mỹ, có thể rút ra từ các ví dụ Crimea và Donbas.


Trước hết cần dừng lại một chút ở vấn đề các nguồn tham khảo. Do tính chất tuyệt mật của các chiến dịch đặc nhiệm, việc tìm kiếm thông tin tin cậy thật là khó khăn. Trong tình huống đó, điều đó càng thể hiện nhiều hơn nữa do tính chất mới đây của các sự kiện và sự sợ hãi của báo chí Nga. Ngoại trừ một bài tờ báo và trang mạng, các phóng viên điều tra ở nước Nga hiện nay buộc phải im lặng. Trừ việc chính thức xác nhận việc sử dụng lực lượng đặc nhiệm ở Crimea và việc bắt giữ 2 sĩ quan đặc nhiệm GRU (tình báo quân đội Nga) ở Donbas vào tháng 5/2015, có rất ít thông tin được đăng tải trên các nguồn công khai của Nga.

Vì thế mà nghiên cứu này phần lớn dựa trên các nguồn tin Ukraine. Do Ukraine là một bên xung đột, nên các nguồn tin này rõ ràng là không khách quan. Các nguồn tin Ukraine được sử dụng có thể coi là tương đối độc lập với chính phủ nước này. Nhưng chúng không khách quan mà phần lớn vì lý do dễ hiểu mà phản ứng mức độ nào đó tinh thần ái quốc thể hiện trước cuộc xâm lược quân sự của Nga.

Mặt khác, cần lưu ý đến việc sự hiện diện của lính Nga trên lãnh thổ Ukraine rõ ràng là sự thật, nên ít có lý do để cho rằng, ở đó không có lực lượng đặc nhiệm Nga. Không một quân đội nào dính líu vào một chiến dịch ở nước ngoài quy mô như thế mà không đặt ra các nhiệm vụ cho lực lượng đặc nhiệm của mình. Bởi vậy, những nội dung sai lệch có thể có trong nghiên cứu này do sử dụng các nguồn tin Ukraine chắc chắn sẽ chỉ liên quan đến các chi tiết những hành động của đặc nhiệm Nga, chứ không phải đến sự hiện diện của đặc nhiệm Nga.

Lực lượng đặc nhiệm Nga thời cải cách của Serdyukov

Ở Nga có nhiều đơn vị quân sự và bán quân sự được gọi là lực lượng đặc nhiệm hay Spetsnaz. Đối với nghiên cứu này thì thích hợp nhất là đặc nhiệm của Tổng cục Tình báo GRU, Cơ quan An ninh liên bang FSB, Cơ quan Tình báo đối ngoại SVR, Lực lượng tác chiến đặc biệt (SSO) và Lữ đoàn đặc nhiệm số 45 của Bộ đội Đổ bộ đường không (VDV). Cần phải hiểu rằng, các lực lượng đặc nhiệm chỉ là một bộ phận của mỗi tổ chức kể trên. Trong cơ cấu của GRU, FSB và SVR có các đơn vị khác nhau như tình báo (điệp báo), trinh sát kỹ thuật... Các đơn vị này cũng được đưa vào nghiên cứu vì trong hoạt động của mình, chúng thường phối hợp với các lực lượng đặc nhiệm. Tuy vậy, việc tồn tại trong cùng một tổ chức không bảo đảm có sự hợp tác chặt chẽ. Người ta đều biết sự ganh đua nhau giữa đặc nhiệm và tình báo trong GRU.

Đặc nhiệm GRU có lẽ là đơn vị đặc nhiệm lừng danh nhất của lực lượng đặc nhiệm Nga. Tổ chức này được thành lập vào năm 1950 và đã đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch quân sự của Nga ở Afghanistan và Chechnya. Do đó, đơn vị này có kinh nghiệm tham gia các chiến dịch trước hết với tư cách một lực lượng bộ binh nhẹ tinh nhuệ hơn là lực lượng tác chiến đặc biệt theo cách hiểu thuật ngữ này ở phương Tây. Như vậy, đặc nhiệm GRU ngày này đúng hơn nên so sánh với lực lượng biệt kích (Rangers) của Lục quân Mỹ, chứ không phải với đơn vị đặc nhiệm Delta. Vai trò thứ yếu đó đã được chính thức hóa ở mức độ nhất định trong thời kỳ cải cách của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serdyukov. Trọng trách của đặc nhiệm GRU trong việc cung cấp các dịch vụ cho các tổ chức quân đội khác đã được mở rộng theo hướng gây tổn hại cho vị thế độc lập hơn mà nó từng có trước đây.

Đồng thời, Nga đã thành lập đơn vị mới là Lực lượng tác chiến đặc biệt (SSO) với tư cách một công cụ quân sự nằm trực tiếp dưới quyền kiểm soát của ban lãnh đạo chính trị Nga.  Đặc nhiệm GRU gồm có 7 lữ đoàn, được phân bố trong cả nước, mỗi lữ đoàn có quân số gần 1.500 người, kể cả các đơn vị chiến đấu và bảo đảm. Ngoài ra, còn có 4 đơn vị đặc nhiệm hải quân, mỗi hạm đội có 1 đơn vị, mỗi đơn vị có quân số gần 500 quân [1]. Như vậy, tổng quân số là gần 12.000 quân [2]. Nga đã dự định chuyển đặc nhiệm GRU sang chế độ hợp đồng trước cuối năm 2014. Tuy nhiên, hiện tại, khó tìm ra bằng chứng xác nhận việc Nga đã đạt được mục tiêu này. Lính nghĩa vụ đã thường đóng vai trò quan trọng trong đặc nhiệm GRU.

Lực lượng tác chiến đặc biệt Nga ở Syria

Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Valery Gerasimov đã công bố việc thành lập SSO vào tháng 3/2013, nhưng bản thân ý tưởng này đã được xem xét, nghiên cứu từ năm 2009. SSO dựa trên mô hình đơn vị đặc nhiệm Delta Force của Mỹ và Đặc nhiệm đường không SAS (Special Air Service) của Anh. Tổ chức được chia thành 5 đội tác chiến đặc biệt (special operations division) quân số 50 lính mỗi đội và tổng quân số (tính cả các đơn vị bảo đảm) là khoảng 1.500 người [3]. Việc thành lập SSO là biểu tượng của việc GRU mất đi vị thế đầu ngành của mình. Lực lượng đặc nhiệm mới ban đầu là một bộ phận của GRU, nhưng sau đó bị đưa khỏi biên chế GRU và nay lại chính thức nằm trong cơ cấu của GRU, nhưng có sự độc lập lớn hơn nhiều. Ngoài ra, việc tuyển quân được lấy từ bên ngoài GRU. Ý đồ chiến lược của việc thành lập SSO là cung cấp cho ban lãnh đạo chính trị Nga một công cụ quân sự nhỏ và trình độ cao để sử dụng ở trong nước và ngoài nước trong các tình huống khẩn cấp, không đòi hỏi tiến hành các chiến dịch quân sự quy mô lớn.

Trong cơ cấu của FSB có 2 đơn vị đặc nhiệm là Alpha và Vympel. Alpha có 4 đội triển khai ở các tỉnh của Nga, nhiệm vụ chính của đơn vị là tiến hành các chiến dịch chống khủng bố. Vympel gồm 4 đội và làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở chiến lược như nhà máy điện nguyên tử. Tuy vậy, các chức năng đặc biệt này không hề có nghĩa là các đơn vị này không thể sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ khác. Tổng quân số của Alpha và Vympel có lẽ là 300-500 quân [4].

Lữ đoàn đặc nhiệm số 45 của VDV nhìn chung cũng đảm nhiệm các chức năng như đặc nhiệm GRU trong cơ cấu của Lục quân Nga, đặc nhiệm hải quân của GRU trong lực lượng bộ binh hải quân. Quân số của lữ đoàn là gần 700 quân [5].

SVR cũng có lực lượng đặc nhiệm khoảng 300 người có tên Zaslon. Nhiệm vụ chính của đơn vị này là bảo vệ các quan chức Nga trên toàn thế giới, nhưng cũng có thể có những phương án sử dụng khác.

Lực lượng đặc nhiệm và chiến tranh phức hợp

Hiện có không ít định nghĩa cho thuật ngữ “chiến tranh phức hợp” (hybrid warfare), tuy vậy cũng có những người bác bỏ khải niệm này. Liên quan đến cuộc xâm lược của Nga chống Ukraine, Nga rất chú ý đến các phương tiện phi quân sự nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, điều quan trọng là phải hiểu thuật ngữ “phức hợp” (hybrid) liên quan đến các phương pháp chứ không phải các nguyên tắc hay mục tiêu tiến hành chiến tranh [6]. Nói đến các lực lượng đặc nhiệm thường là nói đến việc sử dụng các phương pháp quân sự. Sử dụng đặc nhiệm trong các hoạt động chiến đấu quy ước như vậy không lọt vào đa số các định nghĩa “chiến tranh phức hợp”. Tuy nhiên, ngược lại, việc sử dụng đặc nhiệm để đạt được các mục đích chính trị trong các tình huống phi chiến đấu hoàn toàn phù hợp với khái niệm “chiến tranh phức hợp”.

Theo phân loại của NATO, các chiến dịch đặc nhiệm có thể chia thành 3 loại chính: hành động trực tiếp (direct action), trinh sát đặc biệt (special reconnaissance) và hỗ trợ quân sự [7]. Tuy nhiên, cách phần loại này không bao hàm một số nhiệm vụ “chính trị” bí mật mà lực lượng đặc nhiệm đôi khi thực hiện. Do đó, loại nhiệm vụ đó có ý nghĩa đặc biệt trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả đã bổ sung vào khái niệm của NATO một điểm về các hành động ngầm  [8]. Chính việc thực hiện các hành động ngầm biến lực lượng đặc nhiệm Nga thành công cụ của chiến tranh phức hợp. Sau đây, chúng ta xem xét sự tham gia của đặc nhiệm Nga trong các chiến dịch quy ước ở Crimea và Donbas, cũng như vai trò của nó trong các hành động phi chiến đấu nhằm gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị địa phương.

Crimea

Chiến dịch Crimea, tuy chắc chắn đã được tiến hành theo một kế hoạch hành động trong tình huống khẩn cấp, là bất ngờ và diễn ra gần như không có đụng độ trực tiếp. Điều đó có nghĩa là lực lượng đặc nhiệm Nga đã không thực hiện các hành động trực tiếp, cũng như họ không có thời gian hay sự cần thiết phải hỗ trợ quân sự. Chiến dịch chủ yếu nằm ở những hành động ngầm chắc chắn là dựa trên thông tin do các đơn vị tình báo thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga và các đơn vị tại chỗ của FSB và GRU thu thập được. Có thể là các đơn vị trinh sát đặc biệt của GRU đã được triển khai trước, nhưng thông tin này khó xác nhận bằng các nguồn tin công khai.

Nhà bình luận quân sự Ukraine Dmitri Tymchuk khẳng định rằng, FSB и GRU đã bắt đầu hoạt động đặc biệt ráo riết trên lãnh thổ Ukraine sau khi Viktor Yanukovich nhậm chức tổng thống Ukraine vào năm 2010. Ông đã chuyển trọng tâm hoạt động của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) từ hoạt động phản gián đối với Nga sang phản gián đối với Mỹ [9]. Cũng sẽ là không chính xác khi khẳng định vai trò lớn của đặc nhiệm Nga trong việc hỗ trợ quân sự ở Crimea bởi vì “các lực lượng tự vệ Crimea” rõ ràng là chỉ đóng vai trò phụ họa và làm vỏ bọc che đậy cho quân Nga. Lực lượng tự vệ đã không hề có ý nghĩa quân sự quan trọng [10].

Gần căn cứ quân sự Ukraine ở Evpatoryia, 9/3/2014 (Reuters)

Do các hành động của lực lượng đặc nhiệm Nga phần lớn là hành động ngầm, có thể hiểu rằng SSO mới thành lập đã đóng một vai trò quan trọng. Theo các nhà bình luận quân sự Anton Lavrov và Aleksei Nikolsky, chiếm giữ Crimea là chiến dịch lớn đầu tiên mà SSO [11].  Cụ thể, SSO đã đứng sau việc chiếm giữ nghị viện Crimea vào ngày 27/2/2014. Điều đó đã cho phép bầu chọn nhân vật “bù nhìn” của Nga Sergei Aksyonov làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa tự trị Crimea. Hơn nữa, SSO còn dẫn đầu việc chiếm giữ các cơ sở quân sự quan trọng của Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU). Tuy nhiên, các hành động này đòi hỏi nhiều nhân lực hơn quân số mà SSO đang có. Vì vậy, đặc nhiệm GRU và hải quân đánh bộ đã được huy động tham gia với lực lượng SSO. Tuy nhiên, chính SSO luôn cầm đầu các chiến dịch [12].

Trong chiến dịch Crimea, phía Nga đã sử dụng tốc độ và bất ngờ để tạo ra tình huống fait accompli (sự đã rồi) nhằm gây khó khăn cho sự đáp trả quân sự từ phía Ukraine. Thực ra, thắng lợi của Nga đã được bảo đảm bằng việc điều động các lực lượng tăng cường, nhưng các hành động ban đầu của SSO và các lực lượng đặc biệt, tinh nhuệ khác đã đóng vai trò quyết định [13]. Từ lúc đánh chiếm nghị viện Crimea cho đến khi ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào thành phần Liên bang Nga chỉ có vẻn vẹn 19 ngày. 7 ngày sau, tất cả các đơn vị của VSU đã hạ vũ khí. Những yếu tố thời gian đó làm cho chiến dịch Crimea khác xa các hoạt động chiến đấu sau đó ở Donbas.

>> Đặc nhiệm Nga ở Crimea và Donbas qua con mắt phương Tây (2)


Tài liệu tham khảo:

[1] «Спецназ ВМФ России», http://www.modernarmy.ru/article/254/spetcnaz-vmf-rossii; Сергей Козлов, 2010, Спецназ ГРУ – Новейшая история, Русская Панорама, Москва, 363.

[2] Александр Чуриков, «Спецназ сольют воедино», Аргументы и Факты, 28 января 2010; Сергей Козлов, Спецназ ГРУ – Новейшая история, 2010, 310.

[3] Alexey Nikolsky, “Russian Special Operations Forces: Further Development or Stagnation?” Moscow Defense Brief, No. 4, 2014, 25; Alexey Nikolsky, “Little, Green and Polite – The Creation of Russian Special Operations Forces”, in Brothers Armed – Military Aspects of the Crisis in Ukraine – Second Edition, ed. Colby Howard and Ruslan Pukhov, (Minneapolis, MN: East View Press, 2015), 128.

[4] Точные цифры засекречены, однако некоторые расчеты представлены в открытых источниках. См. интервью бывшего полковника ФСБ Сергея Шаврина http://www.agentura.ru/press/about/jointprojects/mn/shavrin

[5] «Спецназ ГРУ и спецназ ВДВ: найди десять отличий», http://1071g.ru/node/356

[6] Nadia Schadlow, “The Problem with Hybrid Warfare”, War on the Rocks, April 2, 2015, https://warontherocks.com/2015/04/the-problem-with-hybrid-warfare/

[7] US Joint Chiefs of Staff, Doctrine for Special Operations, Joint Publication 3-015 (Washington, DC: US Joint Chiefs of Staff, July 16, 2014), http://www.dtic.mil/doctrine/new_pubs/jp3_05.pdf

[8] США определяет «скрытые действия» как «любую активность США, направленную на оказание политического, экономического или военного влияния за рубежом, в случаях, когда роль правительства США намеренно не придается огласке». См. Aki J. Peritz and Eric Rosenbach, “Covert Action”, Belfer Center for Science and International Affairs Memorandum, July 2009, http://www.belfercenter.ksg.harvard.edu/publication/19149/covert_action.html

[9] Дмитрий Тимчук, «По деятельности российских спецслужб на востоке Украины», Информационное сопротивление, 14 апреля 2014, http://sprotyv.info/ru/news/50-po-deyatelnoski-rossiyskih-specsluzhb-na-vostoke-ukrainy

[10] Такое впечатление сложилось после прочтения одной из наиболее детальных аналитических работ по теме операции в Крыму – Anton Lavrov, “Russian Again: The Military Operation for Crimea”, in Brothers Armed: Military Aspects of the Crisis in Ukraine – Second Edition, ed. Colby Howard and Ruslan Pukhov, 157-184

[11] Ibid., p. 160; and Nikolsky, «Little, Green and Polite», 124.

[12] Lavrov, “Russian Again”, 173-178.

[13] В данном исследовании под «специальными силами»  понимаются входящие в ССО впоследствии реформ А. Сердюкова. «Элитными силами» называются ВДВ и Морская пехота. Они считаются элитными в том смысле, что в их личном составе высока доля профессиональных военнослужащих, а также в них более строгие критерии отбора.
Nhân Vũ