In bài này
Malaysia khốn khổ vì Su-30МKМ và MiG-29N
Thứ Tư, 19/09/2018 - 9:39 AM
Công tác bảo dưỡng kỹ thuật cho các máy bay mua của Mỹ đơn giản hơn nhiều so với hợp tác với Nga, FMT News dẫn lời một quan chức cao cấp Malaysia nắm vững tình hình trong Không quân Hoàng gia Malaysia đưa tin.

Su-30MKM (TASS)
Nguồn tin cho biết, việc phối hợp giữa nhà sản xuất với khách hàng gặp khó khăn vì những chậm trễ quan liêu. “Vấn đề với các máy bay Nga [Su-30MKM và MiG-29N] - đó là lối làm ăn kiểu Nga”, nguồn tin nói.

“Họ phải hỗ trợ chúng tôi trong một khoảng thời gian nào đó sau khi chúng tôi đã mua máy bay, nhưng họ [khi ký kết hợp đồng] không tiết lộ kết [tất cả các chi tiết]. Vào lúc cao trào mua sắm, chúng tôi đã không được thông tin về việc cần phải tiến hành những loại công việc nhất định về bảo dưỡng kỹ thuật sau 10 năm mà chỉ có họ [phía Nga] mới có khả năng làm được”, nguồn tin nói.

Quan chức này cho biết, hệ thống bảo dưỡng và mua sắm của Mỹ đơn giản và có tính kế hoạch. “Chung cuộc, điều đó có nghĩa là tất cả những gì đã mua ở Mỹ, cũng như công tác bảo dưỡng sau đó là rất tin cậy”, nguồn tin này nói.

Ông tác cho rằng, việc mua vũ khí trang bị của Nga, chứ không phải của Mỹ và EU là có liên quan đến vấn đề tham nhũng. “Vấn đề trong mua sắm sản phẩm quân sự là ở chỗ, các quan chức Malaysia không thích mua của Mỹ hay Anh là vì với họ, tất cả đều ở “trên mặt bàn”. An ninh quốc gia thường được lấy làm cớ để tham nhũng”, quan chức này lý giải.

Tháng 7/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu nói rằng, chỉ có 4 trong số 28 tiêm kích Nga trong biên chế Không quân Hoàng gia Malaysia có khả năng cất cánh, trong khi số còn lại đang được sửa chữa. Nhu cầu về tiêm kích đã được đề xuất giải quyết bằng việc mua sắm các tiêm kích đồ cũ F/A-18C/D Hornet.

Năm 2007-2009, Malaysia đã nhận được 18 tiêm kích hạng nặng Su-30MKM vốn là sự phát triển của Su-30MKI sản xuất loạt trong biên chế Không quân Ấn Độ. Một phần hợp đồng được Malaysia thanh toán bằng dầu cọ. 

Biến thể Su-30MKM khác với Su-30MKI ở trang thiết bị trên khoang. Ví dụ, Su-30MKM được trang bị bộ hiển thị chính diện, hệ thống hồng ngoại quan sát phía trước và thùng chiếu xạ laser của công ty Thales của châu Âu.

Năm 1994, Không quân Hoàng gia Malaysia đã chia đơn đặt hàng mua tiêm kích mới cho cả Nga và Mỹ. Sau khi ký hợp đồng mua 8 chiếc F/A-18D Hornet của Mỹ, Malaysia cũng đã mua 18 MiG-29N (trong đó có 2 tiêm kích huấn luyện MiG-29NUB) của Nga.
PM