In bài này
Tử huyệt của Không quân Mỹ
Chủ Nhật, 26/11/2017 - 2:08 AM
Nếu như Nga hay Trung Quốc tận dụng được nhược điểm này, quân đội Mỹ sẽ rồi đời.
Tên lửa không đối không tầm xa RVV-BD của Nga
Trên thực tế, vấn đề không chỉ ở chỗ PL-15 vượt trội AMRAAM về tầm bắn nếu nó sẽ được lắp cho J-20. Nhờ tên lửa này, Trung Quốc sẽ có thể tấn công các máy bay tiếp dầu và máy bay trinh sát vốn cực kỳ thiết yếu để tiến hành các chiến dịch đường không trên bầu trời Thái Bình Dương. Như Trung tâm RAND đã nêu trong cuộc họp báo năm 2008, để các tiêm kích F-22 thực hiện được các phi vụ chiến đấu từ Guam để tiến hành các chiến dịch trên bầu trời Đài Loan, Không quân Mỹ phải thực hiện 3-4 phi vụ máy bay tiếp dầu trong một giờ để vận chuyển 12 triệu lít nhiên liệu. Yếu tố này đã không thoát khỏi sự chú ý của người Trung Quốc.

Hiện có rất ít thông tin cụ thể về máy bay J-20, nhưng dường như nó được tối ưu hóa để bay ở tốc độ cao và những khoảng cách xa, có độ bộc lộ thấp và mang trên khoang tải trọng vũ khí lớn. Máy bay này có bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ, tốc độ siêu âm và được trang bị các tên lửa PL-15 bố trí trong các khoang bên trong máy bay. Vì thế, hoàn toàn có thể là J-20 có khả năng đe dọa các máy bay tiếp dầu và máy bay trinh sát của Không quân Mỹ (USAF) trên bầu trời Thái Bình Dương. Như được nêu trong nghiên cứu của RAND năm 2008, Trung Quốc với sự hỗ trợ của các biến thể Su-27 của họ đã tiêu diệt gần như tất cả các máy bay tiếp dầu, máy bay trinh sát, cũng như máy bay tuần tra và các máy bay chỉ huy khi tiến hành mô hình hóa mô phỏng phóng các tên lửa không đối không tầm xa.

Thế hệ tên lửa không đối không tầm xa thế hệ mới của Nga và Trung Quốc có thể đe dọa các nút quan trọng nhất của mạng lưới chỉ huy hoạt động của không quân Mỹ. Trong các nút đó có hệ thống máy bay radar chỉ huy-báo động sớm AWACS, các máy bay trinh sát và quan sát, các máy bay tiếp dầu và các máy bay chế áp điện tử.

Các chuyên gia không đặc biệt chú ý đến loại vũ khí đánh chặn mục tiêu bay đó khi phân tích các hệ thống chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD) của Nga và Trung Quốc mà ưu tiên các tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không. Nhưng khi được lắp lên đúng loại tiêm kích, vũ khí này có thể làm suy yếu khả năng tiến hành các chiến dịch đường không kéo dài của Mỹ trên các chiến trường châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu. Yếu tố đặc biệt quan trọng là quân đội Nga và/hoặc quân đội Trung Quốc có thể lắp các tên lửa không đối không tầm xa lên các máy bay như MiG-31, Т-50 PAK FA và J-20 để tấn công các máy bay AWACS, máy hay trinh sát và quan sát, cũng như các máy bay tiếp dầu của Mỹ như KC-135 và loại sắp được trang bị là KC-46 Pegasus. Những máy bay tiếp dầu kềnh càng có thể là gót chân Asin của USAF, nhất là ở khu vực Thái Bình Dương, nơi có ít sân bay và khoảng cách giữa các sân bay là rất xa. Bắc Kinh hoàn toàn có thể lợi dụng điểm yếu này. Đặc biệt đáng chú ý là 3 chương trình phát triển tên lửa không đối không tầm xa: các tên lửa R-37М (RVV-BD) của Viện thiết kế Vympel, KS-172 (chính là K-100) của Viện thiết kế Novator của Nga và PL-15 của Trung Quốc.

Tên lửa không đối không tầm xa mới của Nga R-37М (RVV-BD) đã có thể sử dụng trên tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31BM. Với thời gian, nó sẽ được trang bị cho tiêm kích thể hệ 4++ Su-35S và tiêm kích tàng hình T-50 PAK FA. Mới đây đã có những tuyên bố rằng, RVV-BD (NATO gọi là AA-13) đã đánh chặn thành công các mục tiêu ở cự ly hơn 160 hải lý (gần 300 km).

“Tên lửa cải tiến R-37М (RVV-BD, Izdelyie 610M) được sản xuất loạt từ năm 2014, và hiện nay nó rõ ràng là đang được trang bị cho quân đội, nơi nó được sử dụng trong các phi đội tiêm kích đánh chặn nâng cấp MiG-31BM. Tên lửa RVV-BD cũng được dự định sử dụng trên các máy bay Т-50”, nhà nghiên cứu Mikhail Barabanov, Tổng biên tập tạp chí Moscow Defense Brief do Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ ở Moskva xuất bản cho biết.

Biến thể ban đầu của tên lửa R-37 được Liên Xô phát triển để tấn công các phương tiện chiến đấu quan trọng của không quân NATO như máy bay báo động sớm E-3 Sentry, máy bay chỉ huy và chỉ thị mục tiêu E-8 JSTARS và máy bay trinh sát RC-135V/W Rivet Joint. Ý tưởng là sử dụng tiêm kích tốc độ cao như MiG-31 với tốc độ 2,35M, bán kính tác chiến 390 hải lý (720 km) và mang tải trọng tên lửa lớn để mang phóng tên lửa mới đến mục tiêu và tiêu diệt các phương tiện chiến đấu này. Một máy bay như MiG-31 (hay tiêm kích tàng hình siêu âm PAK FA) phù hợp một cách lý tưởng cho nhiệm vụ này vì nhờ có tốc độ cao và độ cao bay lớn sẽ rất khó đánh chặn máy bay.

“R-37 là tên lửa chuyên dụng, dùng để tiêu diệt các phương tiện trinh sát, thu thập thông tin và quan sát đường không. Nó đã được phát triển và thử nghiệm trong thập niên 1990. Nó được dùng không chỉ để lắp cho MiG-31. Còn có một biến thể tiếp đó do Viện thiết kế Novator chế tạo là KS-172 mà ngày nay người ta thường gọi là K-100”, nhà khoa học-nghiên cứu Mike Kofman hiện làm việc tại Trung tâm Phân tích hải quân và chuyên cứu về đề tài quân sự Nga nói.
Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, công nghiệp quốc phòng Nga đã tiếp tục phát triển R-37, nhưng công việc tiến triển chậm. Thập kỷ 1990 là thời kỳ rất khó khăn đối với công nghiệp quốc phòng Nga do kinh phí bị cắt giảm mạnh. Trên thực tế, việc phát triển tên lửa ban đầu R-37 thời Liên Xô đã bị hủy bỏ, nhưng sau đó công việc này đã được tiếp tục và lần này là đối với biến thể RVV-BD của nó. “Việc phát triển mẫu R-37 (Izdelyie 610) đã bị đình chỉ vào năm 1997”, ông Barabanov nói.

R-37М chắc chắn sử dụng chế độ dẫn quán tính có hiệu chỉnh đường bay bằng vô tuyến thực hiện từ máy bay mang, còn ở giai đoạn bay cuối, sử dụng tự dẫn radar chủ động. Khi chiến đấu, máy bay kiểu MiG-31 lao đến mục tiêu ở tốc độ cao và thực hành phóng loạt các tên lửa R-37М. Không loại trừ, máy bay có khả năng theo dõi mục tiêu vì có radar trên khoang anten mạng pha mạnh Zaslon-M và truyền dữ liệu đến tên lửa cho đến khi tên lửa bật radar của riêng nó. Tên lửa cũng có thể tự dẫn theo nguồn nhiễu có chủ đích giống như tên lửa AIM-120D AMRAAM của Mỹ để tác chiến với máy bay tác chiến điện tử như EA-18G Growler của công ty Boeing.

Liên Xô hiểu rõ rằng, một trong những ưu thế chủ yếu của không quân NATO và Mỹ là ở khả năng tiến hành các chiến dịch đường không phối hợp có sử dụng các hệ thống như AWACS. Liên Xô đã nghiên cứu hàng loạt phương pháp đối phó với máy bay chỉ huy-báo động sớm, trong đó có các tên lửa không đối không tầm xa với hệ tự dẫn thụ động. “Theo như tôi hiểu, vấn đề tên lửa không đối không dẫn thụ động đã thinh hành ở Liên Xô trong những năm 1980 (xem R-27P), nhưng ngày nay nó đã được xác định là không triển vọng”, ông Barabanov nói.

RVV-BD là một vũ khí khủng khiếp, nhưng rõ ràng là Moskva đang phát triển tên lửa còn hiệu quả hơn là KS-172 tại Viện thiết kế Novator. Đôi khi tên lửa này được gọi là K-100. Tầm bắn đối đa của RVV-BD được cho là dưới 200 hải lý (370 km), nhưng hệ thống này của Novator có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 250 hải lý (460 km). “Hơn 200 hải lý là quá ghê gớm đối với R-37М. Chỉ có Novator chế tạo các tên lửa để tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa như thế. Đó là cái gì đó giống KS-172 vốn được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu ở tầm hơn 200 hải lý”, ông Kofman nói.

Nhưng chưa hoàn toàn rõ là khi nào KS-172 / K-100 sẽ được phát triển xong và đưa vào sản xuất, và liệu điều đó có diễn ra hay không. Có những bằng chứng cho thấy, dự án K-100 một thời gian dài nằm trên giá và nó có thể không bao giờ trông thấy ánh sáng. “Liên quan đến K-100, thì họ đã muốn nhận tiền từ Ấn Độ để hoàn tất nghiên cứu. Đây là tên lửa tuyệt vời của Novator, nhưng tôi nghi ngờ là lúc nào đó nó sẽ được đưa đến trạng thái sẵn sàng sử dụng. Một mũi lao dài như thế không cần thiết cho các máy bay thế hệ 5”, ông Koffman khẳng định.

Ông Barabanov thậm chí còn khẳng định rằng, dự án K-100 chắc chắn đã bị đình chỉ. “Về tên lửa K-100, tôi có sự nghi ngờ là chương trình đang hoạt động. Tôi nghĩ rằng, công việc đã bị đình chỉ từ lâu”, ông Barabanov nói.

Tuy nhiên, ở đầu kia của trái đất, Trung Quốc đang phát triển tên lửa PL-15 với động cơ phản lực-không khí dòng thẳng, có tầm bắn dưới 200 km một chút. Vũ khí này đã khiến lãnh đạo USAF sợ hãi, còn Tư lệnh Bộ chỉ huy Không quân chiến đấu Mỹ (ACC), Tướng Herbert Carlisle với biệt danh “Diều hâu” (Hawk) đã gọi tên lửa mới này của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính buộc Mỹ bắt tay phát triển tên lửa thế hệ mới để thay thế các tên lửa lạc hậu AIM-120 AMRAAM.

“Chúng ta phải đối phó với điều này như thế nào và chúng ta làm gì để đối phó với mối đe dọa này?”, Tướng Carlisle hỏi khi phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) vào năm 2016. Sau đó, khi trả lời phỏng vấn Flightglobal, Carlisle đã nói rằng, đói phó với tên lửa mới của Trung Quốc là “ưu tiên cực kỳ quan trọng đối với USAF”. Ông nói: “Khi nhìn vào PL-15 và vào tầm bắn của nó, chúng tôi hiểu rằng, cần phải vượt qua tên lửa này”.

Trên thực tế, vấn đề không chỉ ở chỗ PL-15 vượi trội AMRAAM về tầm bắn nếu nó sẽ được lắp cho J-20. Nhờ có nó, Trung Quốc sẽ có thể tấn công các máy bay tiếp dầu và máy bay trinh sát vốn cực kỳ thiết yếu để tiến hành các chiến dịch đường không trên bầu trời Thái Bình Dương. Như Trung tâm RAND đã nêu trong cuộc họp báo năm 2008, để các tiêm kích F-22 thực hiện được các phi vụ chiến đấu từ Guam để tiến hành các chiến dịch trên bầu trời Đài Loan, Không quân Mỹ phải thực hiện 3-4 phi vụ máy bay tiếp dầu trong một giờ để vận chuyển 12 triệu lít nhiên liệu. Yếu tố này đã không thoát khỏi sự chú ý của người Trung Quốc.
Hiện có rất ít thông tin cụ thể về máy bay J-20, nhưng dường như nó được tối ưu hóa để bay ở tốc độ cao và những khoảng cách xa, có độ bộc lộ thấp và mang trên khoang tải trọng vũ khí lớn. Máy bay này có bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ, tốc độ siêu âm và được trang bị các tên lửa PL-15 bố trí trong các khoang bên trong máy bay. Vì thế, hoàn toàn có thể là J-20 có khả năng đe dọa các máy bay tiếp dầu và máy bay trinh sát của Không quân Mỹ (USAF) trên bầu trời Thái Bình Dương. Như được nêu trong nghiên cứu của RAND năm 2008, Trung Quốc với sự hỗ trợ của các biến thể Su-27 của họ đã tiêu diệt gần như tất cả các máy bay tiếp dầu, máy bay trinh sát, cũng như máy bay tuần tra và các máy bay chỉ huy khi tiến hành mô hình hóa mô phỏng phóng các tên lửa không đối không tầm xa.

USAF đang xem xét vấn đề phân tán các căn cứ không quân của mình và phát triển một hệ thống bảo đảm vật chất-kỹ thuật hợp lý và sống còn cao cho các sân bay này để đối pjhos với các lực lượng và phương tiện A2/AD của Trung Quốc trên chiến trường Thái Bình Dương. Nhưng USAF hiện chưa có kế hoạch hoàn chỉnh để bảo vệ chống tấn công đường không của địch nhằm vào máy bay tiếp dầu, trinh sát và tuần tra, cũng như chỉ huy của mình. USAF chỉ có một câu trả lời cho vấn đề này: đó là đưa các sân bay ra cự ly an toàn bên ngoài bán kính hoạt động của các lực lượng và phương tiện không quân của Trung Quốc. Nhưng lúc đó, hiệu quả tầm hoạt động của tiêm kích chiến thuật của USAF sẽ bị giảm đi và chúng sẽ mất đi khả năng tấn công vào sâu lãnh thổ Trung Quốc.

Như vậy, trên cơ sở thông tin hiện có, có thể kết luận rằng, hoạt động của Nga và Trung Quốc nhằm chế tạo các tên lửa không đối không tầm xa và tiêm kích thế hệ 5 để mang phóng chúng có thể gây ra những phiền toái lớn cho Lầu Năm góc. Và các vấn đề này cần phải theo dõi sát trong những năm tới.
Nam Xương