In bài này
Vũ khí chủ chốt của lục quân Trung Quốc
Thứ Bẩy, 06/05/2017 - 8:18 AM
Một số loại vũ khí cơ bản, quan trọng đang nổi lên của lục quân Trung Quốc hiện nay.
Lục quân là nòng cốt và sức mạnh chủ yếu của quân đội Trung Quốc kể từ khi thành lập vào năm 1927. Sau đây là danh mục những vũ khí trang bị quan trọng nhất hiện nay của lục quân Trung Quốc. So với Lục quân Mỹ, vũ khí trang bị của lục quân Trung Quốc đa dạng hơn nhiều. Điều đó cho thấy mức đầu tư cao hơn cho việc triển khai các hệ thống mới, song cũng có thể hàm ý việc không có khả năng kiểm soát số lượng các dự án vũ khí. Sở hữu quá nhiều hệ thống khác nhau sẽ tạo gánh nặng lớn cho bảo đảm hậu cần.

Vũ khí nhỏ (vũ khí nhỏ và vũ khí cộng đồng)

Súng trường tiến công QBZ-95-1 và QBZ-95B-1 cỡ 5,8 mm là vũ khí cá nhân cơ bản của lục quân Trung Quốc.
QBZ-95 (Wikimedia Commons)
Lục quân Trung Quốc đã quyết định triển khai trang bị súng trường mới 5,8 mm (có lẽ sẽ được đặt tên là Type 05*) với một súng phóng lựu kẹp nòng 20 mm. Báo chí Trung Quốc nói rằng, súng này giống một cái gì đó như khoa học viễn tưởng, còn cư dân mạng gọi đùa nó là “súng trường bộ binh chiến lược” do vẻ ngoài hầm hố của nó.

Không quân lục quân

Trực thăng trinh sát/tiến công Z-19 Harbin là biến thể cải tiến của Z-9, có tên đặt theo tên Nhà máy sản xuất máy bay Harbin (Harbin Aircraft Manufacturing Corporation - HAMC), đơn vị đã phát triển trực thăng này.
Z-19 (Yu Ming/Wikimedia Commons)
Z-9WA là một biến thể cải tiến khác của Z-9 và được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển, rocket và các vũ khí hàng không khác.
Z-9WA (Allen Zhao/Wikimedia Commons)
Z-10 là trực thăng tiến công đầu tiên của Trung Quốc và đã được cải tiến để thực hiện nhiều nhiệm vụ.
Z-10 (Shimin Gu/Wikimedia Commons)
Trực thăng vận tải M-171 chính là tên Trung Quốc đặt cho trực thăng Nga Mi-17 và hiện là trực thăng vận tải chủ lực của lục quân Trung Quốc.
M-171 (Dmitriy Pichugin/Wikimedia Commons)

Xe tăng

ZTZ-99A (còn gọi là Type 98) là xe tăng chủ lực thế hệ 3, có thể sánh với tăng M1 Abrams của Mỹ. Xe tăng này có khả năng điều khiển, vỏ giáp, hỏa lực và hệ thống thông tin điện tử cải tiến. Số hóa là yếu tố then chốt trong hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
ZTZ-98 (Max Smith/Wikimedia Commons)
ZTZ-96A là xe tăng thế hệ 2 nâng cấp, có trọng lượng nhẹ, cấu trúc gọn nhỏ và dáng thấp. Các hệ thống điều khiển hỏa lực và thông tin điện tử có thể sánh với Type 99, nhưng sức cơ động kém hơn. Type 96A là “xe tăng ngôi sao” nhờ màn trình diễn trong cuộc thi xe tăng quốc tế năm 2014 ở Nga.
ZTZ-96A (Yiyuan Xinju/Wikimedia Commons)

Xe chiến đấu bộ binh

Được Trung Quốc phát triển trong những năm 1990, ZBD-04 thuộc về thế hệ xe chiến đấu bộ binh mới nhất. Xe được trang bị pháo và pháo tự động, có thể tác chiến hiệu quả với xe tăng, xe chiến đấu thiết giáp, hầm hào công sự, bộ binh và các mục tiêu khác. Nhiệm vụ chủ yếu của ZBD-04 là tác chiến hiệp đồng bên cạnh xe tăng và tác chiến độc lập. ZBD-04 xuất hiện trên truyền hình quốc gia Trung Quốc trong cuộc diễn tập chống khủng bố Sứ mệnh hòa bình năm 2014 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải diễn ra ở Nội Mông.
ZBD-04 (Dan/Flickr)
Được nhận vào trang bị năm 2009 và phô diễn tại cuộc duyệt binh mừng quốc khánh năm 2009, xe chiến đấu bộ binh ZBD-09 IFV (không có ảnh) được trang bị 1 pháo chính, 1 bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển và súng máy đồng trục. Các nhiệm vụ chính của xe là tiến công và phòng thủ.

Xe chiến đấu đổ bộ ZTD-05 là xe chiến đấu lội nước bánh xích, có khả năng cơ động cao, mặc dù khả nắng ống còn không bằng xe tăng. Quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng xe này trong các chiến dịch đánh chiếm biển đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông, xâm chiếm Đài Loan. Xuất hiện lần đầu tại cuộc duyệt binh mừng quốc khánh năm 2009, báo chí Trung Quốc tung hô đây là “xe chiến đấu đổ bộ mạnh nhất thế giới”.
ZTD-05 của lính thủy đánh bộ Trung Quốc (Dan/Flickr)
Xe chiến đấu đổ bộ ZBD-11 là xe chủ lực của lực lượng phản ứng nhanh của lục quân Trung Quốc. Xe này có thể được chế tạo trên cơ sở khung gầm ZBD-09 và xuất hiện lần đầu trong cuộc duyệt binh năm 2015. Nhiệm vụ phản ứng nhanh của xe cho thấy quân đội Trung Quốc có khả năng vận chuyển và triển khai xe này rất nhanh.
ZBD-11 (CCTV)
Cuộc duyệt binh năm 2015 chứng kiến một xe đột kích giấu tên. Bình luận viên truyền hình CCTV mô tả đây là thế hệ xe chiến đấu, chỉ huy và mang vũ khí nhẹ của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc đã rút bài học kinh nghiệm của Mỹ tại Afghanistan và Iraq để cân bằng giữa khả năng triển khai, tốc độ và vỏ giáp nhẹ ở xe này.
Xe đột kích giấu tên (CCTV)

Vũ khí chống tăng

Pháo đột kích tự hành 100 mm PTL-02 có khả năng xuyên phá giáp dày 500 mm trên xe thiết giáp và tiêu diệt hầm hào công sự ở cự ly 1.500 m. Xe này xuất hiện lần đầu trong cuộc diễn tập chung chống khủng bố với Nga Sứ mệnh hòa bình năm 2005.
PTL-02 (ảnh từ truyền hình) 
HJ-8 (HJ là chữ viết tắt của Hồng tiễn, Mũi tên đỏ) là tên lửa chống tăng có điều khiển của Trung Quốc.
HJ-8 (photo by Kizil Sungur)
HJ-9 là tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 3 của Trung Quốc, ưu điểm của tên lửa là uy lực mạnh và độ chính xác cao, tầm xa, khả năng chống nhiễu và khả năng đánh đêm.
HJ-8 (Kizil Sungur)
HJ-10 là hệ thống tên lửa chống tăng tự hành bánh xích xuất hiện tại cuộc tập trận Sứ mệnh hòa bình năm 2014 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

HJ-10 (CCTV)
Mẫu chế thử HJ-12 được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014. HJ-12 được cho là có các biến thể lắp trên xe và dành cho lực lượng đổ bộ đường không.
HJ-12 (NORINCO)

Pháo dã chiến

Pháo tự hành bánh xích 122 mm PLZ-07 được Trung Quốc thiết kế để thay thế PLZ- 89. Đây là pháo thế hệ 3 lắp trê knhung gầm xe chiến đấu bộ binh thế hệ 2. Pháo có tốc độ, khả năng cơ động và khả năng sống còn tốt hơn và được số hóa. PLZ-07 là pháo dành để trang bị cho các lữ đoàn thiết giáp của quân đội Trung Quốc.
PLZ-07 (Dan/Flickr)
Lựu pháo tự hành bánh xích tiên tiến 155 mm PLZ-05 được Trung Quốc phát triển dựa trên PLZ-83, bắn đạn tiêu chuẩn NATO, tầm bắn đến 50 km. 
PLZ-05 (CCTV)
PLZ-83 là lựu pháo tự hành bánh xích 152 mm.
PLZ-83 (Phoenix TV)
PHL-03 là hệ thống rocket phóng loạt 300 mm mới của quân đội Trung Quốc với bệ phóng lắp 12 ống phóng. Một đơn vị PHL-03 gồm 4-6 xe bệ phóng (xe hỏa lực), 4-6 xe chở đạn và 1 xe chỉ huy. Các loại rocket (tên lửa) này có tầm tương đối ngắn. Các tên lửa tầm xa thuộc quyền quản lý của Lực lượng tên lửa (trước đây gọi là Lực lượng pháo binh 2).
PHL-03 (CCTV)
Một mẫu pháo phản lực tự hành bánh xích module 122 mm mới đã xuất hiện trong cuộc tập trận Sứ mệnh hòa bình 2014. Pháo có tầm bắn đến 60 km.
Cối 82 m PP-87 (Youku, YouTube user ssss12598)
Cối 100 mm PP-89 (Baidu Baike/Xian Ya)
 
Pháo phòng không

PGZ-04 là hệ thông pháo phòng không tự hành bánh xích 25 mm do Trung Quốc phát triển. Đây là biến thể nâng cấp của PGZ-95 và được trang bị cả tên lửa và pháo phòng không. Hệ thống đặc biệt hiệu quả khi tác chiến chống trực thăng và tên lửa hành trình.
PGZ-95 (Max Smith/Wikimedia Commons)
Tương tự pháo phòng không tự hành Gepard của Tây Đức, PGZ-07 được trang bị 2 pháo phòng không 35 và là 1 trong 3 pháo phòng không 2 nòng 35 mm duy nhất trên thế giới. PGZ-07 có tốc độ bắn 1.000 phát/phút.
PGZ-07 (CCTV)

Tên lửa phòng không

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-7B được phát triển năm 1988 và xuất hiện trong cuộc duyệt binh quốc khánh năm 2009. HQ-7B có độ chính xác, sức cơ động cao và có khả năng chống nhiễu tốt, có 2 biến thể triển khai trên mặt đất và trên tàu nổi.
Long Xuyên