In bài này
Vì sao Tomahawk nguy hiểm và khó bắn hạ?
Thứ Hai, 10/04/2017 - 3:40 PM
Đêm 6, rạng sáng 7/4/2017, 2 tàu khu trục tên lửa lớp USS Ross và USS Porter lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Al Shayrat của quân đội chính phủ Syria ở thành phố Homs. Tomahawk vì sao nguy hiểm và khó đối phó?
Kẻ hủy diệt có cánh

Tàu khu trục Mỹ USS Porter (DDG 78) phóng Tomahawk từ Địa Trung Hải vào căn cứ không quân Al Shayrat của Syria

Lịch sử sử dụng Tomahawk trong các cuộc chiến, xung đột
Được nhận vào trang bị vào năm 1983, tên lửa hành trình Tomahawk được trang bị hệ dẫn bám địa hình tin cậy Terrain Contour Matching gần như không thể đánh lừa. Tên lửa không cần dẫn liên tục từ vệ tinh hay từ nhân viên vận hành từ xa mà nó hoàn toàn tự hoạt trong khi bay. Bởi vậy, Tomahawk không thể đánh lừa bằng các tín hiệu giả.

Để hiệu chỉnh đường bay, Tomahawk sử dụng thông tin về độ mấp mô của địa hình nên chỉ có thể làm tên lửa bay chệch đường bằng cách thay đổi bề mặt địa hình, tức là không thể làm được.

Để đạt độ chính xác cao hơn, tên lửa được trang bị thêm hệ dẫn quang-điện tử DSMAC. Với DSMAC, tên lửa trở thành một sát thủ robot khi vừa bay tiếp cận mục tiêu liên tục quét địa hình và so sánh hình ảnh mục tiêu với hình ảnh đã ghi trong bộ nhớ.

Biến thể RGM/UGM-109E Tomahawk Land Attack Missile (TLAM Block IV) còn có khả năng tấn công mục tiêu chính xác hơn nữa. Tên lửa được trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh UHF hai chiều, cho phép chuyển ngắm cho tên lửa sang mục tiêu khác ngay trong khi bay. Camera trên tên lửa cho phép đánh giá tình trạng mục tiêu ở thời gian thực và quyết định tiếp tục tấn công hay chuyển sang tấn công mục tiêu khác.


Mục tiêu khó nhằn đối với phòng không

Tên lửa hành trình Kalibr, Kh-101 và Tomahawk sử dụng chống các mục tiêu ở Syria
Tên lửa Tomahawk bay đến mục tiêu ở độ cao cực nhỏ bám theo bề mặt địa hình do đó trở nên tàng hình đối với radar mặt đất. Hình dáng phẳng, thuôn, không có các chi tiết tương phản radar và các bộ phận treo của Tomahawk cũng giúp làm tăng tính tàng hình của tên lửa.

Chỉ có thể phát hiện tên lửa nếu biết các tuyến đường bay tiếp cận có thể của tên lửa, phát hiện Tomahawk từ phía trên trên phông mặt đất cũng rất khó. Có thể dẫn ví dụ chiến tranh ở Nam Tư khi Hải quân Mỹ và Anh đã phóng vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nam Tư gần 700 quả Tomahawk. Theo các nguồn tin Serbia, không quá 45 tên lửa đã bị bắn rơi. Kể cả khi tin tưởng con số này, thì 5% số tên lửa bị bắn hạ là rất ít. Một trong số các tên lửa là do phi công tiêm kích MiG-21 bắn rơi khi phát hiện Tomahawk, liền bay tiếp cận và bắn hạ bằng pháo.


Không thể đối phó

Như vậy, ngay cả một quả Tomahawk đơn lẻ cũng là mục tiêu khó nhằn. Vậy thì lực lượng phòng không như thế nào mới có thể ngăn chặn một cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa này?

Khi mà chỉ 1 tàu khu trục lớp Arleigh Burke mang đến 56 quả Tomahawk và Hải quân Mỹ có tổng cộng 61 tàu chiến như vậy, còn 1 tàu ngầm lớp Ohio có thể mang đến 154 quả Tomahawk và Mỹ có 18 tàu ngầm như thế. Vậy là, chỉ 10 tàu khu trục có thể phóng đi 560 tên lửa, ngay cả hệ thống phòng không hiện đại nhất cũng sẽ không thể chặn đánh được tất cả số tên lửa này.

Tàu chiến Mỹ phóng Tomahawk

Biến thể Tomahawk trang bị cho tàu chiến có tầm bay 1.600-2.500 km tùy thuộc vào biến thể, còn trọng lượng phần chiến đấu có thể lên tới 465 kg.

Tháng 1/2017, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm biến thể mới là Tomahawk Block IV từ tàu khu trục USS Pinckney lớp Arleigh Burke tại trường thử gần bờ biển California. Kết quả thử nghiệm khẳng định được khả năng của tên lửa tấn công mục tiêu động.
Tàu chiến Mỹ phóng Tomahawk