In bài này
Tình báo điện tử: Kết luận - Cái giá của sự công khai (1)
Thứ Bẩy, 29/10/2016 - 9:44 AM
Sự phát triển của ngành mật mã như một hướng nghiên cứu phổ biến giành cho tất cả đã dẫn đến thực tế là đến cuối thập niên 1970, bất kỳ nước nào có kiến thức nhất định trong lĩnh vực này, có công nghệ tiên tiến và nhân công lành nghề đều có thể chế tạo được máy mã có độ vững chắc cao.
Cái kết thúc cho cái bắt đầu khởi nguồn từ đâu?

K. Prutkov. “Những trước tác”


Vì thế mà vào đầu thập niên 1980, một xu hướng đã nổi lên trong lĩnh vực tình báo vô tuyến điện tử - đó là các nỗ lực giải phá các hệ mã ngày càng mang lại ít kết quả. Đến lúc này, tỷ lệ điện mã mà NSA giải phá được chiếm không quá 4% tổng số điện mã chặn thu được.

Vì thế mà lượng tin mật quan trọng thu được nhờ tình báo vô tuyến điện tử đã giảm so với trước. Để nhận một đơn vị thông tin ước lệ, các chuyên gia mã thám đã phải tốn nhiều hơn những nỗ lực không hề ước lệ và giờ máy đắt đỏ của các phương tiện tính toán. Các cơ quan tình báo vô tuyến điện tử ngày càng hay do thám các kênh liên lạc chứa nội dung thông tin mật mã có thể giải phá được chứ không phải là các kênh liên lạc được coi là quan trọng.

Bởi vậy, tin tức thu được từ các kênh liên lạc cũng giảm về chất lượng. Người ta bắt đầu tích cực tìm kiếm lối thoát cho tình trạng đó. Một trong các lối thoát là sự phối hợp tham gia tích cực hơn của các cơ quan điệp báo để cung cấp các khoá mã, sơ đồ máy mã và bản rõ.

Như vậy tình báo vô tuyến điện tử trên thực tế chỉ có khả năng cho biết nội dung nhiều nhất là của 1 trong số 20 bức điện mã chặn thu được. Hơn nữa, tuyệt đại đa số điện mã mà tình báo vô tuyến điện tử đọc được là được khai thác từ các kênh liên lạc chính của các nước thế giới thứ ba hay từ các kênh liên lạc thứ yếu của các siêu cường.

Một câu hỏi đặt ra là có đáng chi bấy nhiêu sức lực để thu thập tin tức đầy đủ về các nước không hề có vai trò đáng kể gì trên vũ đài quốc tế hay không? Hay là các tin tức tình báo vụn vặt về những quốc gia có tiếng nói trong nền chính trị thế giới? Các chuyên gia mã thám tin chắc là đáng. Các chính trị gia cũng nhất trí với ý kiến này vì điều đặc biệt quan trọng đối với họ là phải nắm được mọi chi tiết của bức tranh chính trị thường xuyên thay đổi của thế giới.

Tình báo vô tuyến điện tử là một sự xa xỉ mà những nước eo hẹp về tài chính không thể cho phép. Câu trả lời cho câu hỏi về tính hợp lý của tình báo vô tuyến điện tử phụ thuộc vào cái mà người ta chi kinh phí cần cho tình báo vô tuyến điện tử vào cái gì.

Nếu như chính phủ chỉ định sắm thêm một vài tàu ngầm nguyên tử, hay máy bay ném bom chiến lược hoặc tên lửa đường đạn không cần thiết thì đầu tư tiền cho phát triển tình báo vô tuyến điện tử xem ra có lợi hơn. Tình báo vô tuyến điện tử tiêu tốn ít tiền hơn và đầu tư vào nó mang lại lợi nhuận lớn hơn.
Chu Hà