In bài này
Tình báo điện tử Nhật Bản: Thất thường, hạn chế và cực kỳ vụn vặt (2)
Thứ Ba, 25/10/2016 - 9:30 AM
Khác với các chuyên gia mã thám Mỹ với khả năng đọc được các bức điện dù được mã bằng các hệ mã vững chắc nhất, các chuyên gia giải mã của Nhóm Đặc biệt Nhật thường thất bại khi cố thu tin tức hữu ích từ các kênh liên lạc của Mỹ.
Họ thậm chí không dám giải phá các hệ mã trung cấp và cao cấp của quân đội Mỹ mà chỉ tập trung vào các mật mã đơn giản cấp thấp hơn của bộ chỉ huy Mỹ. Một trong các loại mã đó được các tổ lái máy bay tuần tiễu của không quân Hải quân Mỹ sử dụng và bao gồm mấy chục câu dạng như “đã phát hiện ra địch”.

Mật mã được thay đổi 10 ngày một lần, nhưng cũng vẫn các câu nói đó vẫn tồn tại trong các phiên bản mật mã tiếp sau vì thế mà việc giải mã cũng trở nên dễ dàng hơn. Và dù Nhật giải phá được mật mã này thì cũng đã quá muộn để hành động kịp thời dựa trên thông tin nhận được.

Nhật Bản đã giành được một vài thắng lợi lớn trong giải phá mã phi chữ cái kiểu mã lặp mà hạm đội tàu buôn của đối phương sử dụng. Làm thế nào họ thực làm được việc khá khó khăn ấy? Rất đơn giản là nhờ đồng minh Đức đã chuyển cho Nhật quyển mã mà một chiến hạm Đức chiếm được.

Người Nhật chỉ còn việc giải mã lặp. Tuy vậy, mật mã chỉ mang lại những tin tức lẻ tẻ, ngẫu nhiên và thường là lúc đó thì con tàu mà nó đề cập đã không còn ở khu vực được nêu nữa.

Như vậy, các hoạt động nghiên cứu mã thám Nhật được cho là thành công ở mức độ nào đó, nhưng tựu chung là thất thường, hạn chế và cực kỳ vụn vặt đối với các chiến dịch quân sự và phản gián lớn.

Ngày 18 tháng 10 năm 1941, người Nhật đã bắt giữ Reinhard Sorge. Trong mấy tháng trước đó, cơ quan chặn thu của Nhật thường xuyên bắt được các bức điện mã của báo vụ viên của Sorge nhưng không giải mã được và không định vị được vị trí đài phát. Chỉ trong năm 1940, Sorge đã gửi về Moskva không dưới 30 ngàn cụm từ mã.

Năm 1943, khu trục hạm Nhật đã đâm vỡ tan tàu phóng lôi RT-109 do John Kennedy (Tổng thống Mỹ sau này) chỉ huy đâm. Tất nhiên là Nhật đã chú ý tới dòng thác điện mã lớn khác thường xuất hiện sau vụ RT-109 bị đắm. Do các bức điện mã này có nêu các chỉ dẫn cứu hộ chi tiết nên người Nhật đã có cơ hội không chỉ tiêu diệt toàn bộ thuỷ thủ đoàn của chiếc tàu phóng lôi bị đắm mà cả những người đến cứu hộ.

Các chuyên gia mã thám trình độ trung bình cũng có thể giải mã tất cả các bức điện mã này chỉ trong vòng một giờ. Nhưng người Mỹ vẫn hoàn tất thành công chiến dịch cứu hộ mà không hề có dấu hiệu can thiệp từ phía đối phương nên đã giữ lại mạng sống vị tổng thống Mỹ tương lai để giành cho viên đạn ám sát của tên sát thủ đánh thuê.
Chu Hà