In bài này
Hợp tác kỹ thuật quân sự Pháp-Nhật
Chủ Nhật, 26/06/2016 - 6:38 PM
Một số chi tiết thú vị về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Pháp và Nhật Bản đã được tiết lộ trong cuộc điều trần ở Thượng viện Pháp liên quan đến việc phê chuẩn hiệp định chuyển giao công nghệ quân sự Pháp-Nhật.
Cụ thể, được biết hiệp ước đối tác chiến lược đã được ký vào năm 1995, còn tháng 6/2013, đã thông qua “lộ trình 5 năm” nhằm củng cố quan hệ đối tác đặc biệt giữa hai nước.

Hệ thống tìm kiếm và tiêu diệt thủy lôi bằng các thiết bị lặn ngầm không người lái của tập đoàn Thales của Pháp (Thales)

Không gian để đối thoại riêng trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự đã được lập ra vào tháng 1/2014 dưới hình thức ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự và nó đã họp 5 lần. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ là khách hàng lớn thứ ba mua vũ khí Pháp ở Đông Bắc Á - trong giai đoạn 2010-2014, Nhật đã mua 107 triệu euro vũ khí, tức trung bình là 20 triệu euro một năm.

Trước hết, Nhật mua các phương tiện an ninh, nhưng tỷ trọng của các nhà xuất khẩu Pháp và châu Âu trên thị trường Nhật là rất nhỏ mặc dù ngân sách quốc phòng của Nhật năm 2015 đã lên tới 41 tỷ euro, trong đó kinh phí mua sắm vũ khí là 8 tỷ euro. Trên thực tế, các nhà sản xuất vũ khí không phải từ Mỹ đang vấp phải lệnh cấm vào thị trường Nhật.

Hiện nay, người ta không đề cập đến những chương trình hợp tác lớn mà mối quan tâm chung nằm trong lĩnh vực máy bay không người lái (UAV) trên hạm, thiết bị lặn không người lái, phương tiện tìm kiếm và phá hủy thủy lôi, hệ thống robot lục quân, cũng như trạm thủy âm kéo. Hiện nay, từ góc độ công nghiệp quốc phòng Pháp thì hứa hẹn nhất là dự án phát triển các thiết bị lặn không người lái dùng để tìm kiếm và phá hủy thủy lôi.

Tập đoàn Thales từng có kinh nghiệm làm việc nhất định với Nhật đang đàm phán về vấn đề này vì một trong các công ty con của nó là TDA đã chuyển giao cho công ty Nhật Sumitomo 2 giấy phép sản xuất sản phẩm quân dụng là loại cối 120 mm nòng rãnh nổi tiếng và đạn dược dùng cho nó.

Tập đoàn Airbus đang đàm phán về hợp tác phát triển UAV chiến đấu, cũng không mất hy vọng nối lại hợp tác với hãng Kawasaki Heavy Industries về việc hợp tác phát triển trực thăng. Mặc dù Bộ Quốc phòng Nhật đã từ bỏ ý tưởng này vào tháng 7/2015 khi chọn dự án hợp tác với Mỹ  (Bell Helicopter) tuy trước đó 3 tháng đã ký thỏa thuận với người Pháp.


PM