In bài này
Dàn đại bác trước giờ khai hỏa mừng Quốc khánh
Thứ Hai, 31/08/2015 - 7:07 PM
Cùng với truyền kỳ Hùng Vương dựng nước, Ngô Vương Quyền lật đổ ách đô hộ ngàn năm của giặc Tàu vào năm 938, thì Quốc khánh 2/9/1945 xóa bỏ ách nô lệ giặc Tây là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử Việt Nam. Nền độc lập giành được năm ấy là thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam. Là con cháu Lạc Hồng, là người Việt Nam, phải nhớ kỹ điều đó!
Tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), 25 khẩu pháo 105 mm đã vào vị trí sẵn sàng cho lễ Quốc khánh sáng 2/9.
 Pháo phục vụ lễ mừng Quốc khánh gồm 25 khẩu đã được xếp vào đội hình trong Hoàng thành Thăng Long hướng nòng về phía Quảng trường Ba Đình, đằng sau là cổng Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long
Đây là loại lựu pháo M2A1 105 mm, một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh
 Pháo được sớn mới đẹp mắt theo kiểu pháo lễ, trên thân có hình Quốc huy và đánh số thứ tự từ 001 đến 025
25 khẩu pháo được chia làm 5 cụm, mỗi cụm 5 khẩu
 Đạn pháo 105 mm sử dụng cho pháo phục vụ lễ Quốc khánh do Nhà máy Z113 của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng sản xuất. Đây là loại đạn chuyên sử dụng cho pháo lễ, được cải tiến từ đạn pháo 105 mm mà Việt Nam từng giúp Campuchia phục vụ lễ tang cựu Quốc vương Sihanouk
 Trong lễ Quốc khánh tổ chức vào sáng 2/9, mỗi loạt bắn do một cụm 5 khẩu khai hỏa cùng lúc. Có tất cả 21 loạt bắn, tổng cộng 105 lượt pháo bắn
 Đảm nhận việc bắn pháo là Lữ đoàn Pháo binh Tất Thắng (Binh chủng Pháo binh). Mỗi khẩu pháo có ba chiến sĩ điều khiển, gồm một pháo thủ nạp đạn, một pháo thủ lên đạn và một pháo thủ giật cò. Để đảm bảo phục vụ tốt lễ Quốc khánh, các chiến sĩ trong đội hình bắn pháo liên tục luyện tập trong mấy ngày qua
 Mỗi cụm 5 khẩu pháo do một chiến sĩ chỉ huy. Hiệu lệnh từ chỉ huy vang lên là lúc 5 khẩu pháo được siết cò cùng lúc
 Khó nhất của việc bắn pháo lễ là lúc giật cò. Các chiến sĩ đảm nhiệm việc này phải tập trung theo dõi hiệu lệnh của chỉ huy, giật cò chính xác để 5 khẩu pháo nổ cùng thời điểm, tạo tiếng nổ vang
Nhân Vũ