In bài này
Ác mộng tên lửa chống hạm Nga
Thứ Năm, 09/07/2015 - 6:39 PM
Tại Triển lãm vũ khí trang bị hải quân quốc tế IMDS-2015 tại St. Petersburg có giới thiệu các mẫu tên lửa chống hạm đáng sợ của Nga.
Kh-35UE

Tên lửa không-hạm chiến thuật có điều khiển Kh-35UE thật sự là một sát thủ tàu địch. Lướt nhanh trên mặt biển với tốc độ cận âm, nó có khả năng tấn công vào mạn tàu hay thượng tầng của tàu bằng đầu đạn 150 kg. Có thể phóng tên lửa cả khi có sóng biển cấp 6, còn tên lửa chỉ bay trên mặt sóng có 3 m. Bệ phóng (hệ thống tên lửa hay máy bay) có thể ở cách xa mục tiêu đến 260 km.


Tên lửa Kh-35 (NATO gọi là AS-20 Kayak) đã thay thế loại tên lửa chống hạm lừng danh P-15 Termit. Bệ phóng Kh-35 là hệ thống tên lửa hạm tàu Uran và hệ thống tên lửa bờ biển Bal, cũng như máy bay và trực thăng. Tên lửa phóng đi nhờ động cơ khởi tốc tách được dùng để tạo ra tốc độ ban đầu cho tên lửa, sau đó động cơ turbine phản lực khởi động. Biến thể Kh-35 phóng trên không không có động cơ khởi tốc, gia tốc ban đầu được tạo ra nhờ tốc độ của máy bay mang.

Điểm độc đáo của tên lửa là nó bay đến mục tiêu ở độ cao 10-15 m, ở giai đoạn cuối thì đột ngột hạ xuống độ cao 3-5 m trong khai bám chặt mục tiêu bằng đầu tự dẫn radar chủ động. Ở độ cao và tốc độ đó, các phương tiện phòng không hầu như không thể chặn đánh tên lửa.

Cần lưu ý rằng, ban đầu chờ đợi Kh-35 là số phận buồn. Tên lửa này được phát triển trong thời kỳ bước ngoặt trong thập niên 1990, khi mà nhà nước Nga không cấp tiền để phát triển vũ khí, còn công nghiệp quốc phòng Nga lâm vào suy thoái. Lúc đó, đơn đặt hàng của Ấn Độ đã cứu vãn tình thế. Thực tế, Viện thiết kế (OKB) Zvezda (hiện nằm trong thành phần Tổng công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật) nhờ hợp đồng của mình đã triển khai việc sản xuất loạt tên lửa. Năm 2004, Kh-35 đã được Hải quân Nga nhận vào trang bị với tư cách tên lửa của hệ thống tên lửa bờ biển Bal, còn vào năm 2005, biến thể trang bị cho máy bay của Kh-35 đã hoàn thành thử nghiệm.

Tên lửa Kh-35UE được giới thiệu tại IMDS-2015 có động cơ nhỏ hơn và kết cấu tối ưu hóa, cho phép tăng dự trữ nhiên liệu. Kích thước tên lửa không thay đổi nên bảo đảm tính tương thích của các biến thể tên lửa khi phóng từ bệ phóng.

“Khả năng chống nhiễu cao hơn cần để hoạt động trong điều kiện phức tạp, trang thiết bị điện tử trên khoang tiên tiến, các vật liệu mới - tất cả đó là Kh-35UE”, Tổng giám đốc KTRV Boris Obnosov nhấn mạnh.

Tầm bắn tối đa của tên lửa là 260 km. Hệ dẫn của Kh-35UE còn được bổ sung thiết bị định vị vệ tinh GPS, nhờ đó, đầu tự dẫn cải tiến cho phép bắt mục tiêu ở cự ly 50 kk, chứ không phải 20 km như trước đây.


Hung thần đối với tàu sân bay

Đòn đánh của 2 tên lửa chống hạm Kh-31AD có khả nă g đánh chìm hay gây hậu quả chế người cho tàu sân bay. Đầu đạn nặng 100 kg bay với tốc độ 1 km/s sẽ không cho phép ai có cơ hội sống sót. Đây là vũ khí chống hạm siêu âm và là độc nhất vô nhị.

Các máy bay mang phóng tên lửa này là toàn bộ các máy bay chiến đấu của Hải quân Nga như Su-30MK, Su-35, MiG-29K, MiG-29KUB, MiG-35. Thực chất, tên lửa có thể phóng từ bất kỳ máy bay nào có thể treo tên lửa hay có hệ thống chỉ thị mục tiêu có tầm hoạt động hơn 50 km. Nga có kế hoạch bổ sung Kh-31AD vào các loại vũ khí trang bị cho trực thăng trên hạm Kа-52K.


Các tên lửa họ này hoàn toàn thích ứng để sử dụng từ máy bay mang. Chúng thậm chí còn hoạt động tốt với hệ thống ngắm-dẫn đường và hệ thống điều khiển hỏa lực trên máy bay. Yếu tố con người ở đây có vai trò tối thiểu: phi công chỉ cần bấm nút “Phóng” để kích hoạt thiết bị phóng tên lửa. Việc ngắm bắn, tính toán trên cơ sở các tham số bay của máy bay mang, bắt mục tiêu bằng đầu tự dẫn radar chủ động diễn ra tự động.
 

Điều thú vị là có thể tiêu diệt mục tiêu theo hai cách: đầu đạn tên lửa xuyên sâu vào mục tiêu và tên lửa kích nổ bên trên mục tiêu.

Trong cả hai trường hợp thì tàu đều bị tổn hại nghiêm trọng. Khi tấn công tàu sân bay (vào mặt boong bay) thì trang thiết bị bảo đảm cấ/hạ cánh (các máy phóng hơi nước) đều bị hư hại, biến các tàu sân bay gần như thành các tàu khách vô hại.

Tên lửa Kh-31AD có thể dùng ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời thiết và khi có đối kháng điện tử và đối kháng hỏa lực mạnh của đối phương, khi biển có sóng cấp 5.

Trong cả hai trường hợp thì tàu đều bị tổn hại nghiêm trọng. Khi tấn công tàu sân bay (vào mặt boong bay) thì trang thiết bị bảo đảm cấ/hạ cánh (các máy phóng hơi nước) đều bị hư hại, biến các tàu sân bay gần như thành các tàu khách vô hại.

Tên lửa Kh-31AD có thể dùng ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời thiết và khi có đối kháng điện tử và đối kháng hỏa lực mạnh của đối phương, khi biển có sóng cấp 5.

Ưu tiên là siêu vượt âm

Hiện nay, trên thế giới có sự tăng cường mạnh mẽ các hệ thống vũ khí chống hạm, nâng cao các phẩm chất chiến đấu và các tính năng của chúng. Các xu hướng hiện đại hóa chính là giảm độ bộc lộ trước radar đối phương, tăng tầm bắn, chế tạo các đầu tự dẫn nhạy cảm hơn.

Mỹ hiện đang phát triển tên lửa chống hạm tàng hình, tự hoạt cao LRASM, có khả năng tự tìm kiếm và nhận dạng mục tiêu, chọn đường bay và tiêu diệt địch ở cự ly xa mà không cần có xác định đường bay sơ bộ và chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài.


Nga cũng đang phát triển các tên lửa siêu âm mà một trong số đó là sản phẩm liên doanh Nga-Ấn PJ-10 BrahMos. Tên lửa có khả năng bay với tốc độ 2,5-2,8M. Tên lửa có thể phóng từ tàu ngầm, tàu nổi, hệ thống tên lửa bờ biển và máy bay. Điều thú vị là có thể phóng BrahMos ngay cả từ máy bay vận tải Il-76. Các mấu treo dưới cánh của Il-76 có thể lắp không dưới 6 tên lửa.

BrahMos có tầm bắn gần 300 km, độ cao bay từ 15.000 m (bay hành trình) cho đến 5 m (khi bay tiếp cận mục tiêu). Phần chiếu đấu kiểu xuyên có trọng lượng 300 kg, cao hơn nhiều đối thủ chính là Harpoon của Hải quân Mỹ với đầu đạn nặng gần 220 kg.

Biến thể đầu tiên của BrahMOs đã được Hải quân Ấn Độ đưa vào trang bị. Hiện Nga và Ấn Độ đang phát triển thế hệ tiếp theo của tên lửa là BrahMos-2 có tốc độ siêu vượt âm, nhưng hiện mới chỉ có thể phóng từ bệ phóng mặt đất. Dự đoán, tên lửa mới sẽ có tốc độ trên 5M, giúp nó khó bị tổn thương trước các phương tiện phòng không địch.

“Nga không thua kém Mỹ trong lĩnh vực phát triển vũ khí chiến thuật chính xác cao tầm xa. Thậm chí có chỗ, thậm chí Nga còn có ưu thế. Công việc cường độ cao đang được tiến hành theo hướng náy. Trong 2-3 năm gần đây, chúng tôi đã phát hiện gần 10 sản phẩm mới, trong đó có cả các tên lửa tầm xa”.
Nam Xương