In bài này
Không chiến eo biển Đài Loan: Mỹ thua to
Thứ Sáu, 19/06/2015 - 8:58 PM
Sau 13 phút tiếp xúc, 48 tiêm kích J-11 (sao chép Su-27) của Trung Quốc bị bắn rơi…, Mỹ mất 2 máy bay AWACS Е-3 Sentry, 6 máy bay tiếp dầu, 4 máy bay tuần biển Orion và 2 máy bay Global Hawk, trên không phận Đài Loan vẫn còn 24 tiêm kích, còn 6 chiếc Raptor cụp đuôi rút khỏi trận chiến khi bắn hết sạch tên lửa…
J-11
Đây không phải là tuyệt phẩm mới của nhà văn Tom Clancy mà là từ tính toán lý thuyết về một trận chiến trên bầu trời Đài Loan. Một kịch bản lý tưởng.

Thậm chí cả khi người Trung Quốc mù, ngu ngốc và kém cỏi, còn F-22 thì tàng hình, và các tên lửa không đối không của Mỹ luôn bắn trúng… thì Trung Quốc vẫn thắng, bắn rơi tất cả các máy bay AWACS, máy bay tiếp dầu và các máy bay tuần tra, máy bay không người lái… của Mỹ.

Điều thú vị nhất là tính toán đó không phải là của các nhà phân tích Trung Quốc hay Nga. Đó là báo cáo của trung tâm phân tích chiến lược hàng đầu thế giới là RAND Corporation.

Theo báo cáo do RAND Corporation đệ trình, Không quân Mỹ có thể bảo vệ Đài Loan từ trên không chỉ khi có ưu thế gấp 10 lần không quân Trung Quốc. Đúng vậy, chứ không phải là ngược lại. Máy bay Mỹ phải nhiều hơn 10 lần máy bay Trung Quốc.


Hơn nữa, trong các tính toán thì tham chiến từ phía Mỹ có các máy bay tối tân nhất là F-22 và F-35, còn về phía Trung Quốc là các tiêm kích Flanker (tức là Su-27 hay J-11).

Đội hình xuất phát của phía Trung Quốc là 72 chiếc Flanker (Trung Quốc có nhiều Flanker hơn nữa, còn mấy ngàn tiêm kích cũ thì không cần nhắc đến).

 Ở điều kiện tình huống lý tưởng không thể xảy ra (khi xác suất trúng đích của các tên lửa không đối không Trung Quốc = 0, của các tên lửa không đối không Mỹ = 100%), người Mỹ vẫn thua trên bầu trời Đài Loan khi mất 6 máy bay tiếp dầu, 2 AWACS, 4 Orion, 2 Global Hawk (hơn 120 phi công) so với 48 chiếc Flanker (và 10 phi công) bị bắn rơi. Trên bầu trời Đài Loan vẫn còn 24 máy bay Trung Quốc.
Số liệu về cuộc xung đột giả định năm 2020

Trong một kịch bản xác đáng hơn (xác suất trúng đích của tên lửa không đối không Mỹ và Trung Quốc là như nhau) và đội hình xuất phát của không quân Mỹ là 120 F-22 + 162 F-35 tham gia chiến dịch thì kết quả là Mỹ mất toàn bộ các máy bay trên bầu trời Đài Loan, còn Trung Quốc vẫn còn 10 Flanker. Nghĩa là ưu thế trên không vẫn thuộc về Trung Quốc.


Tất cả những điều nêu trên không hề là vớ vẩn mà là hoàn toàn hiện thực. Đơn giản là các chuyên gia quân sự Internet thường là những tuyên truyền viên được trả tiền hay so sánh dựa trên các bảng tính năng chiến-kỹ thuật và các con số máy bay trừu tượng của các bên đối địch mà hoàn toàn quên mất các đặc điểm của chiến trường. Họ quên các căn cứ, thời gian bay đến vị trí giao chiến, sự sơ hở của cacns căn cứ, tải trọng chiến đấu, hiệu quả các tên lửa không đối không hiện đại và do đó là quên cả việc không thể đưa tất cả sang giao chiến tầm xa.
 
Mà trong không chiến tầm gần, người Mỹ sẽ gặp khó khăn to với các máy bay Flanker. Đó là kể cả khi các chuyên gia RAND Corporation vẫn còn lạc quan khi tin tưởng vào các đặc tính thần kỳ của các máy bay tàng hình của họ.


Học thuyết phát triển Không quân Mỹ dựa trên ưu thế chất lượng bị phá sản. Trong nhiều tình huống và ở những chiến trường nhất định, chẳng hạn như eo biển Đài Loan nêu trên, Không quân Mỹ không thể tạo ra ưu thế chất lượng hay số lượng cần thiết.

Nam Xương