In bài này
Nga gia tăng chế tài các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Thứ Bẩy, 23/05/2015 - 10:21 AM
Duma Quốc gia Nga đã thông qua trong lần đệ trình thứ ba và cuối cùng luật cho phép xác định quy chế “không mong muốn ở Nga” cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài và quốc tế.
Hoạt động của các tổ chức đó sẽ bị cấm và có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự, tài sản bị đóng băng.

Tác giả của các đề xuất bổ sung này là Aleksandr Tarnavsky (đảng Nước Nga công bằng - SR) và Anton Ishchenko (đảng Dân chủ Tự do Nga - LDPR).

Các tổ chức đe dọa các nền tảng chế độ hiến định, quốc phòng-an ninh của Nga có thể bị coi là “không mong muốn”.

Theo các sửa đổi luật, quyết định xác nhận hoạt động không mong muốn ở Nga đối với một tổ chức NGO nước ngoài hoặc quốc tế do Công tố viên trưởng hay các vị phó của ông này đưa ra phối hợp với Bộ Ngoại giao Nga. Việc hủy bỏ quyết định đó cũng được thực hiện theo trình tự như thế. Danh sách các NGO nước ngoài và quốc tế “không mong muốn” sẽ do Bộ Tư pháp Nga lập và công bố.

Việc xác định quy chế “không mong muốn” (có hại) cho một tổ chức như vậy sẽ dẫn đến đóng băng các tài sản của nó ở Nga: các tổ chức tài chính sẽ ngừng các giao dịch tiền và giao dịch tài sản khác của tổ chức này, sau khi thông báo điều đó cho cơ quan giám sát tài chính Rosfinmonitoring để cơ quan này thông báo cho Viện Công tố và Bộ Tư pháp Nga.

Một tổ chức “không mong muốn” sẽ bị cấm hoạt động ở Nga, các bộ phận trong cơ cấu của nó sẽ bị đóng cửa, việc phổ biến các tài liệu thông tin của nó bị cấm.

Trong Bộ luật vi phạm hành chính sẽ đưa thêm điều khoản về trách nhiệm của tổ chức “không mong muốn” vẫn tiếp tục hoạt động mặc dù bị cấm, và của các nhân viên tổ chức này. Vi phạm này sẽ bị phạt từ 5.000-15.000 rúp đối với công dân, từ 20.000-50.000 đối với quan chức và từ 50.000-100.000 rúp đối với pháp nhân.

Đối với người lãnh đạo tổ chức “không mong muốn” vẫn cố tình tiếp tục hoạt động thì bổ sung hình thức xử lý hình sự: phạt từ 300.000-500.000 rúp cho đến 6 năm tù. Còn nếu người lãnh đạo tự nguyện dừng tham gia vào hoạt động của tổ chức “không mong muốn” sẽ được miễn truy cứu hình sự. Trách nhiệm hình sự như thế cũng được áp dụng đối với các nhân viên các tổ chức “không mong muốn” nếu họ tiếp tục hoạt động mặc dù đã bị xử phạt hành chính 2 lần trong vòng 1 năm.

Mỹ và Anh đã chỉ trích luật về các tổ chức nước ngoài có hại. “Washington lo ngại sâu sắc về văn kiện này”, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ viết. Họ cho rằng, luật này nhằm cô lập người dân Nga với thế giới còn lại. “Chúng tôi lo ngại sâu sắc với luật mới của Nga vốn cho phép chính phủ cấm hoạt động của “các tổ chức nước ngoài và quốc tế không mong muốn” ở Nga và biến “bất kỳ “sự hợp tác” nào với các nhóm bị liệt vào loại này thành bất hợp pháp”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tuyên bố và khẳng định, luật mới có thể “hạn chế hơn nữa hoạt động của xã hội dân sự ở Nga” và sẽ góp phần “cô lập người dân Nga với thế giới còn lại.

“Chúng tôi vẫn lo ngại về sự gia tăng hạn chế đối với hoạt động của các báo chí độc lập, xã hội dân sự, đại diện các cộng đồng thiểu số và đối lập chính trị”, Marie Harf nói và cho hay, chính quyền Mỹ kêu gọi chính phủ Nga “thực hiện các cam kết quốc tế” của mình và tôn trọng các quyền và quyền tự do dân sự.

Trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh nói rằng, các quy định mới sẽ lẽ trở ngại cho hoạt động của các tổ chức nhân quyền quốc tế ở Nga.

“Luật mới trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng của các tổ chức quốc tế làm việc, xúc tiến và bảo vệ nhân quyền ở Nga. Nó rõ ràng nhằm phá hoại hoạt động của xã hội dân sự Nga”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh viết.

Hôm 23.5/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật trao cho Viện Công tố quyền cấm hoạt động trên lãnh thổ Nga mọi tổ chức NGO nước ngoài và quốc tế.

Rõ ràng các tổ chức NGO, xã hội dân sự hay các tổ chức tương tự như vậy ở các nước mà Mỹ đang tìm cách lật đổ chế độ như Nga, một số nước Mỹ Latinh (Cuba, Venezuela, Nicaragua), châu Á đang đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược của Mỹ. Chính vì thế, khi Nga đánh vào tử huyệt này, chiến lược "lật đổ phi bạo lực", cách mạng màu của Mỹ lập tức mất đi nhiều hiệu lực và khiến Mỹ, phương Tây giận dữ, phản đối.

Chúng ta hãy xem bức tranh ở Việt Nam là như thế nào?
VP