In bài này
Chiến lược hải quân mới của Mỹ: Giải quyết bằng quân sự (2)
Thứ Bẩy, 09/05/2015 - 11:56 AM
Chúng ta sẽ xem xét 2 chương cuối của “Chiến lược hợp tác cho Hải lực thế kỷ XXI (A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower)” của Hải quân Mỹ.
F-35C cất cánh từ sân bay


Chiến lược hải quân mới của Mỹ: Kẻ thù chính là Trung Quốc (1)


Ngày 13/3/2015, Mỹ công bố chiến lược hải quân mới với tên gọi “Chiến lược hợp tác cho Hải lực thế kỷ XXI (A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower). Văn kiện này gồm 4 phần: An ninh toàn cầu; Sự hiện diện và đối tác; Hải lực yểm trợ an ninh quốc gia; Hình ảnh tương lai của lực lượng vũ trang.

Hải lực hỗ trợ an ninh quốc gia

Hải quân Mỹ đang hoạt động trên đại dương thế giới để bảo vệ nước Mỹ, xây dựng hệ thống an ninh toàn cầu, tung sức mạnh của mình và giành những thắng lợi quyết định. Khả năng cơ động trên quy mô toàn cầu và ngăn chặn việc sử dụng không gian biển rộng lớn chống lợi ích của đất nước chính là ưu thế chiến lược của Mỹ.

1) Tiếp cận mọi môi trường

Tiếp cận mọi môi trường - đó là khả năng điều động lực lượng đến mọi lãnh thổ tranh chấp với đủ mức tự do để hành động hiệu quả. Trong các điều kiện an ninh ngày nay, nhiệm vụ này không ngừng trở nên phức tạp hơn vì đang xuất hiện các đấu thủ liên tục tăng cường vũ trang để tạo ra “các vùng cấm”.

Các phương tiện để đạt mục tiêu này là:

- Kiểm soát không gian chiến đấu, bao gồm: liên tục kiểm soát không gian biển, bao gồm cả bờ biển và trường thông tin; thông tin khách quan và chi tiết về các lực lượng và kế hoạch của đối phương; thông tin toàn diện về khu vực lãnh thổ, nơi mà quân đội sẽ hoạt động.

- Chỉ huy và điều khiển chắc chắn, bảo đảm cho các cấp chỉ huy khả năng duy trì các mạng tin cậy và linh hoạt phục vụ chỉ huy và kiểm soát quân đội tại các khu vực tranh chấp.

- Tiến hành các chiến dịch trên không gian mạng, cả phòng ngự và tiến công nhằm bảo vệ dữ liệu, các mạng và các hệ thống khác, cũng như tung sức mạnh qua không gian mạng.

- Tiến hành tác chiến trên phổ điện từ, một khái niệm mới bao gồm các chiến dịch trong vũ trụ, không gian mạng và trường điện từ (tác chiến điện tử) để tạo ưu thế quân sự.

- Chỉ huy/điều khiển hỏa lực một cách tổng hợp, cho phép mở rộng các loại phương tiện tác chiến động năng và phi động năng được các cấp chỉ huy sử dụng.

Khi sử dụng tất cả các phương tiện nêu trên, đạt được hiệu ứng tổng hợp, cho phép giải quyết hiệu quả nhiệm vụ.

2) Răn đe

Răn đe các đối phương tiềm tàng đạt được nhờ chúng ta cho họ thấy là không thể thắng Mỹ, hay những cái giá quá cao cho điều đó. Nhiệm vụ đó được giải quyết bằng sự hiện diện trong Hải quân Mỹ của các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn xuyên lục địa, bảo đảm tấn công đánh trả đối phương. Răn đe phi hạt nhân được thực hiện bằng các cụm tàu sân bay và các lực lượng viễn chinh của Hải quân Mỹ.

3) Kiểm soát biển

Việc kiểm soát biển nằm ở khả năng của Hải quân Mỹ tạo ra ưu thế cục bộ ở bất cứ khu vực lãnh thổ nào, trong khi cản trở đối phương làm việc đó. Hải quân Mỹ sử dụng tất cả các loại phương tiện để tiêu diệt hải quân đối phương, bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng, kể cả các cảng, qua đó cho phép thực hiện các hoạt động vận chuyển chiến lược bằng đường biển, cũng như tạo điều kiện dễ dàng cho việc đưa đến lực lượng tăng viện. Các yếu tố cơ bản của việc kiểm soát không gian biển: tác chiến mặt nước và dưới mặt nước, rải thủy lôi, phòng không và phòng thủ tên lửa, hoạt động trinh sát. Tầm quan trọng của việc kiểm soát đối với bờ biển, điều cũng đòi hỏi phải có ưu thế trên không cũng được nêu ra.

4) Tung sức mạnh

Việc tung sức mạnh hải quân bao gồm các cuộc tấn công phi hạt nhân vào các mục tiêu trên bờ, các phương tiện động năng và phi động năng tích hợp chống các lực lượng đối phương, các chiến dịch sức mạnh phức tạp, các cuộc tập kích, tất cả các loại hình chiến dịch đổ bộ... Các lực lượng xung kích của Hải quân Mỹ, do các tàu sân bay, tàu nổi và tàu ngầm dẫn đầu, bảo đảm khả năng thực hiện các đòn tấn công từ biển ở tầm xa. Các lực lượng viễn chinh Hải quân Mỹ có thể tung sức mạnh vào sâu hậu phương đối phương để nhanh chóng làm tan rã và tiêu diệt các lực lượng của kẻ thù.

5) An ninh biển

An ninh biển bảo đảm chủ quyền của Mỹ, khả năng thương mại thông suốt, vận chuyển các tài nguyên quan trọng, trong đó có tài nguyên năng lượng. Hải quân Mỹ đang tích cực thực hiện nhiệm vụ này. Một hướng chỉnh để phát triển điểm này là hoạt động phối hợp với các đối atsc và đồng minh, tiến hành các cuộc tập trận và chiến dịch chung.

Diện mạo tương lai của lực lượng vũ trang

Trong thời kỳ tiết kiệm ngân sách gắt gao hiện nay ở Mỹ, đòi hỏi duy trì Hải quân Mỹ ở mức đủ để đánh thẳng một địch thủ khu vực trong một chiến dịch lớn, nhiều giai đoạn. Để thực hiện nhiệm vụ này, Hải quân Mỹ cần có trong biên chế hơn 300 tàu, trong đó có 11 tàu sân bay, 14 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn xuyên lục địa và 33 tàu đổ bộ. Lực lượng Bảo vệ bờ biển phải duy trì hạm đội gồm 91 tàu quân sự gồm các tàu và xuồng cỡ lớn.

14 tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio mang tên lửa đường đạn Trident II sẽ vẫn là thành viên trên biển của bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược trong hệ thống răn đe chiến lược của Mỹ. Tầm bắn xa bằng tên lửa Trident đã cho phép không phải triển khai trú đóng các tàu ngầm Ohio ở tuyến trước. Tuy nhiên, Mỹ cũng đã bắt đầu công việc thay thế các tàu ngầm Ohio bằng kế hoạch mua 12 tàu ngầm thế hệ mới lớp SSBN(X).


Để tăng cường khả năng của lực lượng hải quân thông thường, Mỹ đang chuẩn bị chế tạo các tàu sân bay thế hệ mới, các tàu nổi, tàu ngầm và máy bay có khả năng tấn công chính xác ở tầm xa.

Chương này dành một phần riêng nói về lực lượng binh sĩ, các phương pháp đào tạo và lựa chọn cán bộ cần thiết, duy trì khả năng chiến đấu của họ, đồng thời cũng lưu ý đến việc làm việc với thân nhân thủy binh.

Kết luận

1. Hải quân Mỹ xác định trọng tâm quan trọng vào khả năng tiếp cận đến mọi nơi trên đại dương thế giới vì thế đã dành riêng cả một chương cho vấn đề này, điều không có ở chiến lược hải quân trước đó. Trước hết, đó là do sự triển khai mạnh mẽ các hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm, nhất là của Nga và Trung Quốc. Chẳng hạn, tại Biển Đen thì sự hiện diện của các binh đoàn rất lớn của Hải quân Mỹ là không thực tế vì các tên lửa chống hạm siêu âm, hiện dại sẽ bay vào chúng từ tất cả các hướng. Trung Quốc cũng có trong biên chế các tên lửa chống hạm mang đầu đạn hạt nhân nên việc đối phó với Trung Quốc cũng rất khó.

2. Sự chú ý đặc biệt được dành cho việc phát triển các hệ thống tác chiến điện tử, vũ khí vũ trụ và chiến tranh không gian mạng - đây được coi gần như là mối đe dọa chủ yếu hiện nay đối với Hải quân Mỹ. Giải pháp khắc chế tất cả những mối đe dọa này là việc sử dụng đối xứng cũng các phương tiện đó.

3. Mỹ bắt đầu lo lắng vì tình trạng lực lượng răn đe hạt nhân của họ vì các tên lửa đường đạn xuyên lục địa triển khai trên bộ đã rất cũ mặc dù được hiện đại hóa và sửa chữa, các phương tiện mang tên lửa hành trình chiến lược trong Không quân Mỹ gần như không còn (đa số các máy bay ném bom chiến lược đã được cải tạo để mang vũ khí thông thường). Về thực chất, phương tiện răn đe tin cậy duy nhất là tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn xuyên lục địa. Và xem ra, tình hình sẽ không chuyển biến vì chưa có thông tin rõ ràng nào về việc phát triển các tên lửa đường đạn xuyên lục địa mặt đất mới, còn tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới thì vẫn trong quá trình phát triển. Sự tăng cường liên tục của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga và Trung Quốc, nước đã bắt đầu sản xuất tên lửa đường đạn xuyên lục địa cơ động, đang tạo thêm động lực cho dự án tàu ngầm Mỹ.

4. Trong số các nhiệm vụ toàn cầu còn có vấn đề an ninh các tuyến đường biển, điều không có đáng ngạc nhiên khi khối lượng thương mại của Mỹ thực hiện bằng đường biển. Việc tiêu diệt các phương tiện vận tải biển trên các hướng năng lượng then chốt, kể cả trong bối cảnh có thể có các cuộc xung đột lớn ở Cận Đông, có thể gây ra cho người ỹ tổn thất rất nặng nề.

5. Nhìn chung, học thuyết vẫn còn khá hung hăng - các lợi ích của Mỹ, theo người Mỹ, có thể hỗ trợ bảo vệ bằng quân sự ở bất cứ đâu trên thế giới, chính để làm thế mà tồn tại lực lượng hải quân lớn của họ. Người ta không cố gắng bác bỏ điều đó. Vì thế, số lượng các cuộc xung đột cục bộ trên thế giới với mức độ tham gia nào đó của Mỹ sẽ vẫn duy trì ở mức cao.