In bài này
Chiến tranh thông tin: Mỹ lập đơn vị tấn công mạng xã hội Nga
Thứ Bẩy, 18/04/2015 - 9:34 PM
Mỹ thành lập các lực lượng chiến tranh thông tin với nhiệm vụ xâm nhập không gian thông tin Nga, trước hết là các mạng xã hội lớn.
BBG nêu ra việc mở rộng hợp tác với báo chí Nga trong tương lai như một luận cứ cho những mong muốn tài chính và chi phí.


Mỹ vẫn trung thành với các truyền thống chiến tranh lạnh - các lực lượng chiến tranh thông tin Mỹ sẽ xâm nhập các mạng VKontakte, Odnoklassniki, phân khúc tiếng Nga trên các mạng Facebook và Twitter.

Trong một năm, các mục tiêu này sẽ được chi hơn 15 triệu USD. Trong khi để chống tổ chức khủng bố IS, Mỹ đã chi ít hơn 2,5 lần là 6,1 triệu USD. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên khi mùa thu năm 2014, Barack Obama khi liệt kê 3 mối hiểm họa chính đối với thế giới đã đặt “Nga và chính sách đối ngoại của nước này” cao hơn IS. Ở vị trí số 1 là Ebola, nhưng xem ra nước Mỹ đã “chiến thắng” bệnh dịch này.


Trên cơ sở văn phòng Đài phát thanh Tự do tại Czech sẽ thành lập trung tâm truyền thông số DIGIM. Tại đây, các chuyên gia về mạng xã hội sẽ làm việc với nhiệm vụ “đối phó với thông tin giả trong môi trường truyền thông Nga bằng các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau (cụ thể là Facebook, Twitter, Vkontakte và Odnoklassniki)”, cũng như nhờ phần mềm nhắn tin WhatsApp.

Việc thành lập một sở chỉ huy mạng ở Praha đã được miêu tả chi tiết trong kế hoạch tài chính năm 2016 của Hội đồng Điều hành các vấn đề phát thanh BBG (Broadcasting Board of Governors) thuộc chính phủ Mỹ.

“Hãng Truyền thông Quốc tế Mỹ USIM (US International Media) là động lực chủ yếu trong đấu tranh với áp lực thông tin của chính phủ Nga... nhằm vào người dân Nga và nói tiếng Nga trên không gian hậu Xô-viết, các nước châu Âu và thế giới”, BBG viết và gọi các nước châu Âu là “có tầm quan trọng sống còn đối với lợi ích quốc gia Mỹ”.


Vũ khí chính trong cuộc chiến thông tin với Nga sẽ là các chương trình độc đáo và châm biếm chính trị. Chẳng hạn, họ trù tính dự án video Footage vs Footage để “vạch mặt tuyên truyền bằng truyền hình của Nga”.

Theo kênh của DIGIM còn thực hiện một dự án nữa là kênh trên YouTube và site Rus2Web. Nó sẽ trở thành một cỗ máy sản xuất tài liệu số bất hợp pháp - diễn đàn cho các nhà báo và nhà điện ảnh mà hoạt động hiện nay đang bị “Kremlin ngăn chặn”.

Trong dự toán tài khóa 2016 của BBG gửi cho Quốc hội Mỹ nhân danh Tổng thống Mỹ có một chương “Đối phó với nước Nga phục thù chủ nghĩa” với chi phí 15,6 triệu USD. chống IS 6,1 triệu USD.

BBG cho rằng, Nga “đã khởi động bộ máy tung tin giả toàn cầu” với mục đích “gieo rắc hỗn loạn bằng các thuyết âm mưu và loan truyền sự lừa dối”. Kremlin đang cố gắng “gây nhầm lẫn, làm mất tinh thần, xuyên tạc, làm tê liệt và tạo ra một hiện thực khác”.

Ngoài ra, BBG còn nêu ra tầm nhìn riêng của mình về lý tưởng hướng tới - ở đây thậm chí đã tìm thấy cả những cái có thể tự mãn: các thành tựu chủ yếu trong năm 2014 và 2015 trong đấu tranh thông tin với Nga do BBG nêu ra là cung cấp thông tin khách quan về Ukraine, đưa tin về việc sáp nhập Crimea vào Nga. Một số sáng kiến chủ yếu được BBG nêu ra là một số chương chính như: “Hiện thực” (chương trình 30 phút hàng tuần về các sự kiện ở Donbass, được phát trên Donbass-TV của Ukraine); “Hiện thực Crimea” (chương trình 20 phút hàng tuần về sự phát triển của “bán đảo bị Nga thôn tín, phát trên kênh 24 của Ukraine).

BBG nêu ra việc mở rộng hợp tác với báo chí Nga trong tương lai như một luận cứ cho những mong muốn tài chính và chi phí.

Hiện nay, cả Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Tự do (Radio Liberty) đều không phát thanh ở Nga. VOA đã mất tần số 810 kHz vào đầu năm 2014, Radio Liberty dàng phát vào năm 2012. Cả 2 đài phát thanh này đã hoàn toàn rút sang Internet.

Truyền hình là loại báo chí ảnh hưởng nhất ở Nga, định hình quan điểm của công chúng. VOA đang sử dụng các báo chí Nga phản ánh khách quan thông tin như một hãng tin. Các vấn đề kinh tế thế giới, kinh doanh Mỹ và quan hệ Mỹ-Nga đã là công cụ gia tăng công chúng của báo chí quốc tế Mỹ ở Nga. Trong kế hoạch của BBG có nội dung mở rộng hợp tác của VOA với kênh truyền hình RBK-TV của Nga. VOA và RBK-TV đang dự định mở rộng thời gian lên sóng của nội dung hợp tác sản xuất đến 60 phút/tuần có sử dụng các xưởng thu [VOA] và nguồn lực phóng viên ở Washington và News York”. Quan hệ đối tác của VOA với RBK từng được liệt vào các sự kiện chủ chốt trong năm 2014.

Tổng biên tập RBK-TV Andrei Rut cho biết thêm là sự hợp tác đó không mang tính chất chính trị và tài chính. Ông nói, “Chúng tôi chỉ có sự tham gia của các chuyên gia VOA đang làm việc tại Thị trường chứng khoán New York và nhanh chóng đưa tin cho chúng tôi về kết quả giao dịch. Về việc mở rộng hợp tác với họ tôi không hề biết gì. Chúng tôi không dự định mở rộng gì cả”.

Ông Pavel Salin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị/Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Nga cho rằng, Đài Tự do và VOA cùng với các báo chí khác của BBG hiện đang bị chỉ trích mạnh ở Mỹ do chúng không hiệu quả. Tuyên truyền của phương Tây dựa vào tấn công phi đối xứng - họ sẽ không cố tạo dựng một bức tranh khác thay thế mà là cho thấy rằng, tuyên truyền của Nga đang lừa dối và đưa ra bức tranh bị bóp méo. Những tin bài kiểu này đã từ lâu trở thành chủ đạo trong bối cảnh quan hệ Nga-phương Tây. Nhiệm vụ chung của báo chí Mỹ là tác động những người dẫn dắt dư luận xã hội, trí thức để sau đó họ sẽ tiếp phát các quan điểm chỉ trích này đưa tới quảng đại công chúng.

Ông German Klimenko, lãnh đạo công ty LiveInternet, nói rằng, trong cuộc đấu tranh với lực lượng chiến tranh thông tin của Mỹ, sẽ không cần đến sự hỗ trợ của Roskomnadzor (Cơ quan liên bang giám sát thông tin liên lạc, công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng). “Nhà nước trong 5 năm qua đã học được cách bảo vệ cứng rắn các quan điểm của mình trên Internet. Việc này sẽ không ảnh hưởng đến an ninh thông tin của chúng ta. Nguy cơ vẫn có, nhưng không nên cường điệu nó. Tôi nghĩ sẽ không cần sự hỗ trợ của Roskomnadzor”, ông Klimenko bình luận.
VP