In bài này
Ukraine giải giáp toàn bộ tiêm kích Nga
Thứ Bẩy, 14/03/2015 - 5:34 PM
Việc Ukraine ngừng cung cấp dầu tự dẫn hồng ngoại dành cho tên lửa không đối không R-73E đe dọa hoạt động xuất khẩu tiêm kích của Nga. Su-27/Su-30, Su-34, Su-25, MiG-31, MiG-29, Yak-130 đều bị ảnh hưởng.
Ukraine đã tạo ra mối đe dọa đối với hoạt động xuất khẩu máy bay chiến đấu của Nga khi dừng cung cấp đầu tự dẫn hồng ngoại Mayak dành cho tên lửa không đối không tầm gần R-73E vốn được trang bị cho tất cả các tiêm kích Nga.

Các tên lửa tương lai đang được phát triển thay cho R-73 còn chưa sẵn sàng ngay cả cho Không quân Nga. Nên khi nào có thể xuất khẩu chúng thì càng không thể biết.

Các khách hàng mua tiêm kích Nga sắp tới có thể không còn tên lửa tầm gần R-73 vốn “đuổi bắt” máy bay địch nhờ đầu tự dẫn hồng ngoại. Các tên lửa này hoạt động theo nguyên lý bắn-quên và là một trong những vũ khí diệt máy bay khủng khiếp nhất. Các biến thể mới nhất của tên lửa (RMD-2) có đầu tự dẫn mọi góc độ, đa nền tảng với cảm biến quang hai dải sóng được làm lạnh có độ nhạy cao gấp đôi biến thể cơ sở. Các thiết bị này với tên gọi MK-80 Mayak được Nhà máy Arsenal ở Kiev sản xuất từ thời Liên Xô.

Một quan chức công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, việc cung cấp các thiết bị này từ Ukraie đã chấm dứt từ tháng 3/2014, còn lượng dự trữ ở nhà máy sản xuất hầu như đã hết sạch.

“Các đầu tự dẫn dành cho R-73 do Nhà máy Arsenal ở Kiev sản xuất, từ tháng 3, toàn bộ việc cung cấp các sản phẩm này đã ngừng lại. Nếu trong nửa năm tới không triển khai sản xuất được các sản phẩm tương tự trên lãnh thổ Nga thì các máy bay chiến đấu mà chúng tôi (Nga) chào hàng xuất khẩu có thể không có tên lửa (không đối không) tầm gần. Những gì hiện có được tính toán cho 2-3 năm”, vị quan chức công nghiệp quốc phòng giải thích.

Tên lửa có thể ở trạng thái làm việc chỉ trong vài năm vì các sensor hồng ngoại cần được làm lạnh liên tục bằng khí nén. Chính nhờ chúng mà tên lửa có khả năng nhìn thấy mục tiêu trong một sector 120 độ, còn nhờ tốc độ siêu âm thì đuổi kịp các mục tiêu bay ở độ cao từ 20 m đến 20 km.

R-73 do Viện thiết kế Vympel nghiên cứu chế tạo vào năm 1983 và đến nay vẫn là vũ khí tác chiến tầm gần chủ yếu của tất cả các biến thể tiêm kích đánh chặn MiG-31, tiêm kích chiến thuật MiG-29 và Su-27, máy bay ném bom chiến thuật Su-34, cường kích Su-25ТМ và máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130.

Ban lãnh đạo Viện thiết kế biết rõ vấn đề thiếu đầu tự dẫn Ukraine, nhưng từ chối thảo luận với lý do đây là bí mật nhà nước. Họ nhấn mạnh rằng, hiện nay đang phát triển loại tên lửa cận chiến tương lai và nó sẽ sẵn sàng trong vài năm tới.

Còn các nguồn tin tại Bộ tư lệnh Không quân Nga thì cho biết, mặc dù tên lửa R-73 được sử dụng ở chế độ chiến đấu tối đa 2-3 năm, chúng có thể cất giữ lâu hơn nhiều: “Chúng tôi dự trữ nhiều tên lửa này và ở chế độ cất giữ, chúng có thể ở trạng thái hoạt động đến 30 năm. Vì thế vẫn đủ cho thế kỷ của chúng ta”, vị quan chức Không quân Nga cam đoan. Tuy nhiên, việc Ukraine ngừng cung cấp đầu tự dẫn có thể đe dọa xuất khẩu máy bay chiến đấu của Nga.

Tên lửa R-73 từng được bán cho Algeria, Bangladesh, Bulgaria, Hungari, Việt Nam, Đức, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Iraq, Italia, Kazakhstan, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Cuba, Peru, Ba Lan, Serbia, Syria, Slovakia, Eritrea, Ethiopia và Nam Phi.

Đại diện Nhà máy Duks đang sản xuất R-73 nói rằng, việc sản xuất tên lửa vẫn đang tiếp tục để bảo đảm cho các hợp đồng xuất khẩu và trong vài năm tới dự trữ đầu tự dẫn vẫn ổn, song từ chối đưa ra các bình luận khác.

Một đại diện khác của nhà máy cho biết thêm rằng, việc sản xuất đầu tự dẫ Mayak đã được triển khai tại một nhà máy Nga sử dụng các linh kiện hiện đại, nhưng để bảo đảm có lãi cho dự án thì cần các đơn đặt hàng lớn.

“Cần hiểu rằng, Arsenal đã lắp ráp các đầu tự dẫn này từ linh kiện của Nga do đó không hề có khó khăn đặc biệt nào với việc tổ chức sản xuất. Hiện giờ, việc sản xuất này đã được tái lập trong điều kiện của Nga với việc sử dụng linh kiện hiện đại. Bởi vậy, để bảo đảm hiệu quả kinh tế cho dự án này, cần có khối lượng đơn đặt hàng lớn. Khối lượng sản xuất càng nhiều thì giá của mối sản phẩm sẽ càng rẻ”, nguồn tin nói.

Nguồn tin thừa nhận rằng, nhu cầu mua tên lửa R-73 vẫn ổn định ở mức cao. “Chúng tôi đang cung cấp các tên lửa này các những tên lửa khác cho mấy nước vì thế ở đây không thể có vấn đề gì”, đại diện Nhà máy Duks nói.

Ông Viktor Murakhovsky, thành viên Hội đồng Xã hội của Ủy ban Công nghiệp quốc phòng trực thuộc chính phủ Nga, cho rằng, dự trữ của Không quân Nga đủ để kịp triển khai sản xuất hàng loạt các tên lửa Nga thế hệ mới. “Theo tôi, dự trữ các tên lửa đó hoàn toàn đủ để giải quyết các vấn đề cục bộ. Các tên lửa thiết kế mới mà Tổng công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật đang làm sử dụng hoàn toàn các linh kiện do các nhà sản xuất Nga cung cấp. Việc chúng còn chưa trải qua thử nghiệm nhà nước là vấn đề khác, ông Murakhovsky.
Nam Xương