In bài này
Gián điệp kiểu mới tràn ngập nước Nga
Thứ Ba, 23/12/2014 - 8:57 PM
Thông tin do Tổng thống Nga Putin công bố về hàng trăm nhân viên tình báo nước ngoài bị phản gián Nga phát hiện trong năm là chưa từng có.
Vấn đề chính không phải là ở việc tình báo nước ngoài đẩy mạnh hoạt động ở Nga mà ở chỗ các điều kiện, lẫn các phương thức hoạt động của họ đã thay đổi. Và trong phản gián Nga, không phải sai cũng sẵn sàng đối phó với điều đó.

Phát biểu tại buổi lễ trọng thể kỷ niệm Ngày cán bộ các cơ quan an ninh nhà nước, ông Putin đã không giải thích rõ ý ông là gì khi nói đến “các nhân viên tình báo nước ngoài bị phát hiện”. Dù sao thì 230 điệp viên “bị phát giác” trong một năm là nhiều chưa từng có. Rõ ràng, đó không phải nói đến số lượng gián điệp nước ngoài đó bị tạm giam, bắt giữ hay bị tiêu diệt. Đó chỉ là nói về “việc phát hiện”, tức là xác định được có sự liên quan của người nào đó với một tổ chức nước ngoài nào đó đang làm nhiệm vụ thu thập thông tin mật hay thông tin phân tích trên lãnh thổ Liên bang Nga và chống lại Liên bang Nga. Tức là Tổng thống Nga chỉ nói đến việc nhận diện, nghĩa là về việc kiểm soát các nhân viên tình báo nước ngoài, chứ không phải chấm dứt thực tế hoạt động của họ.

“Sự luân chuyển các nhân viên cộng đồng tình báo Mỹ ở Moskva liên quan đến các quá trình nội bộ đã diễn ra trong những năm gần đây ở ngay trong CIA” - Trên ảnh: Phản gián Nga tóm gọn điệp viên CIA Fogle
Ví dụ, số vụ trục xuất người nước ngoài có quyền miễn trừ ngoại giao trong năm 2014 chỉ vẻn vẹn có 2. Hơn nữa, các vụ trục xuất này chỉ có tính “đáp trả”, tức là được thực hiện để duy trì “cán cân sức mạnh”.

Chẳng hạn, nữ bí thư thứ nhất sứ quán Canada Margarita Atanasova đã bị trục xuất khỏi Nga trong vòng 14 ngày để đáp trả vụ trục xuất khỏi Ottawa trợ lý Tùy viên quân sự Nga.

Cách đây không lâu, ngày 15/11/, nữ nhân viên phòng chính trị sứ quán CHLB Đức theo yêu cầu của phía Nga đã bị triệu hồi về Đức sau khi một nhân viên sứ quán Nga đã bị trục xuất khỏi Berlin mà “không thút hút sự chú ý không cần thiết”, sau quá trình theo dõi dài của tình báo Đức.

Vụ bắt giữ quả tang một nhà ngoại giao mới nhất, sau đó thông báo công khai và trục xuất diễn ra vào tháng 5/2013. Hồi đó, nhân viên CIA Ryan Christopher Fogle hoạt động dưới bình phong bí thư thứ ba phòng chính trị sứ quán Mỹ tại Moskva đã bị bắt khi mưu toan tuyển mộ một nhân viên tình báo Nga.

Đây là sự thống kê bình thường vì các nước thường rất hiếm khi làm biện pháp cực đoan là tuyên bố các nhân viên các phái bộ ngoại giao là persona non grata (tức là trục xuất). Bởi lẽ, điều đó tự động có nghĩa là một vụ bê bối, thu hút sự chú ý không chỉ đối với nhân thân một nhân viên tình báo cụ thể hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao mà còn là thu hút cả sự chú ý đối với hoạt động của các tổ tình báo nói chung. Điều đó không tốt cho bản thân các cơ quan tình báo, có nghĩa là không tốt cho lợi ích quốc gia nói chung.

Các vỏ bọc mà các nhân viên CIA chẳng hạn sử dụng được chia thành 2 loại - chính thức và không chính thức (“vỏ bọc sâu”). Vỏ bọc chính thức được hiểu là các vị trí mà Bộ Ngoại giao Mỹ, Cơ quan Thông tin Mỹ (USIA), Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Đội Hòa bình Mỹ (Peace Corps), Bộ Quốc phòng và một số cơ quan nhà nước Mỹ khác cung cấp cho tình báo Mỹ. Các tình báo viên này được bảo vệ bởi quy chế miễn trừ ngoại giao, có hộ chiếu ngoại giao hay ít ra là hộ chiếu công vụ. Dưới vỏ bọc không chính thức các tình báo viên hoạt động với tư cách doanh nhân, nhà báo, nghiên cứu sinh, giảng viên thỉnh giảng, nhân viên các tổ chức xã hội hay từ thiện.

Vì những lý do dễ hiểu mà việc phát hiện loại thứ hai khó hơn nhiều loại thứ nhất. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ đối đầu, phản gián Liên Xô/Nga đã xây dựng được cả một phương pháp phát hiện các nhân viên CIA có vỏ bọc ngoại giao qua nhiều dấu hiệu đặc trưng. Trong KGB Liên Xô, việ này do cả một phòng thuộc Cục K (phản gián đối ngoại), và công việc này đã kết thúc bằng việc làm ra một “cuốn cẩm nang” nặng trịch về các nhân viên CIA (theo kiểu như sách tra cứu “Who is who” mà đến nay vẫn đầy tính thời sự và thường xuyên được cập nhật).

Trong khi đó, tại sứ quán Mỹ chẳng hạn, trong mấy năm gần đây, bộ máy đã thay đổi mạnh, kể cả trong cái gọi là “trạm” - tức tổ tình báo công khai của CIA. Điều đó không chỉ liên quan đến cá nhân ông đại sứ, người ta thường hỏi ông ta cuối cùng. Nhân vật đại sứ dĩ nhiên không phải là để làm vì, nhưng dẫu sao trong các điều kiện và hoàn cảnh hiện nay, ông ta chắc chắn đóng vai trò nhân vật trung gian, người chính thức truyền đạt quan điểm của Washington, chứ hoàn toàn không phải là “người thao túng độc ác” mà người ta thường mô tả đại sứ Mỹ tại Nga đương nhiệm John Tefft. Chức năng của ông ấy về thực chất là “hỗ trợ ngoại giao” cho các kênh thông tin giữa hai nước, còn các trò chơi “áo choàng và dao găm” hoàn toàn không phải là chuyên môn của ông ta mặc dù có lý lịch công tác đáng sợ.

Sự luân chuyển các nhân viên cộng đồng tình báo Mỹ ở Moskva liên quan đến các quá trình nội bộ đã diễn ra trong những năm gần đây ở ngay trong CIA và các cơ quan cạnh tranh với nó. Sau hàng loạt vụ đổ bể có tính khái niệm (không nói đến các trường hợp không may “sai lầm của các tổ trưởng tình báo” vốn thường xuyên xảy ra, mà là về các sai sót có tính hệ thống, nghiêm trọng hơn, CIA đã bị các cơ quan trẻ trung và hăng hái hơn đại diện cho tình báo quân đội đẩy bật khỏi các vai trò hàng đầu. Các cán bộ cũng đến từ đó. Những lo ngại ban đầu rằng, những người này sẽ không lọt vào các tiêu chí “phát hiện” quen thuộc và sẽ khó nhận diện họ rất may là đã không được khẳng định. Ví dụ, các cựu quân nhân được học qua khóa học đặc biệt cấp tốc đã đến sứ quán Mỹ ở Moskva giữ các cương vị quan trọng (các bí thư thứ nhất, tham tán). Họ là những người “dễ thấy” và chẳng cần cố gắng gì lắm để nhận diện họ chính là các nhân viên tình báo.

Thế hệ cán bộ mới này của cộng đồng tình báo Mỹ đã hoạt động dồn dập ở Moskva, tuy nhiên, hoạt động đó lại đa dạng hơn so với hoạt động bằng các phương thức cũ. Cụ thể, ngoài hoạt động truyền thống với “những người nắm giữ bí mật”, các nhân viên các sứ quán đã bắt đầu tích cực hoạt động trong lĩnh vực khoa học - cả trong giới sinh viên các trường đại học hàng đầu, lần trong giới giảng viên. Họ tổ chức các buổi seminar, “giao lưu trao đổi”, các chuyến đi, tham dự các buổi thảo luận chung về các đề tài khác nhau, lập ra các quỹ và chương trình. Hoạt động đó, nhất là trong 2-3 năm gần đây, là hoạt động phá hoại tư tưởng hơn là hoạt động gián điệp truyền thống. Hỗ trợ nhiều cho việc phát tán mạnh mẽ hoạt động đó còn là cái thói “thích có quan điểm đối lập” và “tự cao tự đại” ngự trị trong một bộ phận giảng viên Nga.

Quả thực là trong vấn đề này, Washington đã mắc sai lầm đặc trưng cho các cơ quan quan liêu trên toàn thế giới. Được cử giữ các chức vụ này là những sĩ quan mà vì những nguyên nhân nào đó (lứa tuổi, thiếu đào tạo chuyên môn hay tương tự) đã không thể hy vọng tiếp tục sự nghiệp trong quân đội. Họ đã dễ dàng chấp nhận chuyển sang tình báo với hy vọng làm nên sự nghiệp thậm chí không phải với tư cách tình báo viên của mình mà là nhà ngoại giao. Nhưng người ta thấy ngay rằng, một cựu chuyên gia điều phối điện tử hỏa lực pháo binh trong Thủy quân lục chiến Mỹ ở Afghanistan trong sứ quán Mỹ ở Moskva thì không thể nào làm các vấn đề Bắc Cực được. Mà ông ta đã tìm cách đến dự các hội nghị khoa học ứng dụng ở Murmansk và nhân tiện giảng bài tại Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga, trong khi lại rất tò mò tìm hiểu các vấn đề xung đột ở Kavkaz. Ví dụ như thế thì có hàng chục.

Phát hiện loại hoạt động đó cũng chẳng lấy gì làm quá khó, nhưng vấn đề là ngăn chặn nó chỉ bằng nỗ lực của cái gọi là các phòng 1 của bản thân các trường đại học thường là không thể. Và vấn đề thậm chí không phải là ở vị thế của đội ngũ giảng viên, mà ở tính hợp pháp bề ngoài của tất cả những chuyện này. Bởi lẽ không ai có thể cấm đoán về mặt hành chính những tiếp xúc khoa học hay trao đổi ý kiến với các đại diện của các sứ quán hay các trung tâm nghiên cứu khoa học ngoại quốc, ngay cả khi trên mặt tiền của chúng thấp thoáng cái chữ viết tắt CIA. Trong độ 1,5 năm gần đây, hoạt động này đang được sử dụng chủ yếu chính là để phát hiện phát hiện nhân sự luân chuyển của các tổ tình báo Mỹ và thiết lập sự kiểm soát đối với họ.

Như vậy, yêu cầu của Tổng thống Nga Putin nâng cao cảnh giác là hoàn toàn khách quan, bởi lẽ đang được thay đổi không chỉ là các nhân viên của các cơ quan tình báo nước ngoài đang hoạt động tại Nga, mà cả các phương thức, cơ chế và bản thân định hướng hoạt động của họ. Hiện nay thì chỉ đưa các nhân viên của các tổ tình báo đó vào tầm quan sát là không đủ mà còn cần phải tính đến đặc điểm hoạt động tuyên truyền và cổ động nữa. Không phải tất cả nhân viên các cơ quan tình báo Nga đều đã sẵn sàng cho việc này bởi vì đây là loại hoạt động hoàn toàn mới đối với nước Nga. Và thực tế là trong điều kiện nửa chiến tranh mà nước Nga đang lâm vào, phản gián Nga sẽ phải đối phó bằng những cách thức hoàn toàn mới, không có những phương pháp cũ và “những cẩm nang” cũ nữa.



VP