In bài này
Bí ẩn xe tăng hạt nhân
Thứ Sáu, 07/11/2014 - 10:45 AM
Một số điều ít được biết đến về loại xe tăng không ngán sợ các vụ nổ hạt nhân.
Ngày 5/11/1967, Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng Liên Xô Sergei Zveriev được giớ thiệu xe tăng Т-62 lắp pháo 115 mm và máy nạp đạn tự động do các nhà thiết kế chủ động phát triển. Xe tăng mới là con cháu trực tiếp của loại xe tăng phổ dụng khác là Т-55.

Trên cạn và dưới nước

Т-55 vào cuối thập kỷ 1950 thỏa mãn khá tốt yêu cầu của giới quân sự. Nhưng trong những năm này, ở Pháp và Đức đã phát triển một xe tăng cho NATO với nhiều tham số mạnh hơn nhiều. Liên Xô đã buộc phải khẩn cấp hiện đại hóa T-55.

T-62

Do người ta dự báo rằng, cuộc chiến tranh mới chắc chắn sẽ có sử dụng vũ khí hạt nhân nên xe tăng mới phải được bảo vệ tối đa chống phóng xạ. Vì thế, Т-62 đã được trang bị hệ thống tự động đóng tất cả các khe lỗ bằng các rèm đặc biệt khi có bom nguyên tử nổ. Bức xạ Gamma được phát hiện bằng các sensor đặc biệt.

Т-55 đã được nâng cấp thành Т-62 trong 2 năm, nhưng việc hiện đại hóa hoàn thiện vẫn tiếp tục thêm mấy năm nữa. Pháo nòng trơn 115 mm khi đó là pháo uy lực nhất thế giới. Đạn xuyên giáp khi bay ra khỏi nòng trơn, có tốc độ cao hơn so với đạn bay từ nòng rãnh.

Tuy nhiên, lực giật hậu cũng tăng lên, do đó đã buộc phải mở rộng vòng tháp bán cầu thêm hơn 40 cm. Khoang chiến đấu trở nên rộng hơn, mức độ tiện nghi cho bộ đội xe tăng bên trong cũng tăng lên.

Trên Т-62, hệ thống dẫn đường cũng được đổi mới. Kính ngắm viễn vọng nay cho phép bắn ở cự ly đến 4 km. Kính tiềm vọng hai mắt trên tháp con chỉ huy có độ khuếch đại ×5.

Giống như Т-55, xe tăng Т-62 cũng có thể chạy ngầm dưới nước. Xe cần 30-40 phút để chuẩn bị cho việc lội ngầm vượt sông. Kíp xe bắt buộc phải qua khóa học lặn cơ bản. Nếu xe tăng vì lý do nào đó bị dừng dưới mặt nước, trước hết phải làm xe chìm hẳn, sau đó mở cửa và thoát lên mặt nước.

Trong thập niên 1970, xe Т-62 hiện đại hóa được trang bị máy đo xa laser, trên tháp lắp súng máy phòng không 12,7 mm.

Т-55 (RIA Novosti)


Trận đánh đầu tiên

Xe tăng T-62 lần đầu tiên thực sự lâm chiến vào tháng 3/1969, khi mấy trăm lính Trung Quốc đã chiếm giữ hòn đảo Damansky trên sông Ussuri. Lính biên phòng Liên Xô đã cố đẩy đuổi lính Trung Quốc vi phạm biên giới, nhưng phân đội biên phòng Liên Xô đã bị lính Trung Quốc bất ngờ nã đạn bắn giết.

Các trận đánh tranh giành hòn đảo tiếp diễn. Quân Trung Quốc đã bắn phá các trận địa của quân Liên Xô từ bờ sông phía Trung Quốc. Phía Liên Xô không dùng hỏa lực pháo binh đánh trả vào lãnh thổ Trung Quốc. Biên phòng Liên Xô đã điều 3 xe tăng Т-62 lên mặt băng sông Ussuri và tiến đến đảo Damansky. Lúc đó, các xe tăng quay sườn về phía bờ sông Trung Quốc. Kẻ thù đã tận dụng cơ hội bắn bị thương xe tăng đi đầu bằng súng chống tăng RPG-7 (B-41). Hai chiếc T-62 còn lại đã buộc phải rút lui.

Vài ngày sau, quân Liên Xô nhận được lệnh đánh bật quân Trung Quốc khỏi hòn đảo, đồng thời được phép bắn phá cả bờ sông Trung Quốc ở chiều sâu đến 7 km. Quân địch bị quét sạch khỏi đảo Damansky.

Tình báo phương Tây rất quan tâm đến Т-62, vì vậy, điều quan trọng là không để quân Trung Quốc chiếm được chiếc xe tăng bị thương. Tuy nhiên, trong khi biên phòng Liên Xô đang tính toán hành động với Moskva, mặt băng đã không chịu nổi sức nặng và chiếc xe tăng chìm xuống đáy sông. Trước đó, quân Trung Quốc đã nhanh tay tháo máy ngắm TSh 2B-41 khỏi xe tăng. Ngay trong đêm đầu tiên sau khi bắn bị thương xe tăng, các trinh sát viên Trung Quốc đã moi được từ chiếc T-62 mấy viên đạn pháo xuyên giáp. Hai tháng sau, quân Trung Quốc đã kéo được chiếc Т-62 lên bờ sông của họ. Nay chiếc T-62 này đang là vật trưng bày tại Bảo tàng chiến tranh-cách mạng Trung Quốc.

Sau khi nghiên cứu cầy xới xe tăng chiến lợi phẩm này, Trung Quốc đã làm được bản sao chính xác Т-62 với tên gọi WZ-122A San Ye. Mẫu tăng này được trang bị hợp số thủy khí.

10 năm sau ở Afghanistan

Đặc điểm tác chiến của binh sĩ Xô-viết ở Afghanistan cũng như bề mặt địa hình ở đây đã không cho phép sử dụng xe tăng Т-62 theo chức năng trực tiếp của chúng. Chúng chủ yếu được nswr dụng làm các hỏa điểm di động, chẳng hạn tại các chốt kiểm soát. Nhiều khi xe tăng phải áp tải các đoàn xe chở hàng. Khi đoàn xe bị bắn phá, các xe tăng vốn thường được phân tán dọc theo cả đoàn xe liền chạy khỏi mặt đường và bắt đầu dùng hỏa lực chi viện, yểm trợ bảo vệ các xe ô tô. Các xe tải dùng tốc độ cao chạy nhanh vượt qua các khu vực nguy hiểm.

Xe tăng cũng được sử dụng trong các cuộc càn quét. Đi trước là lính công binh, tiếp đó là xe tăng che chắn cho lính dù. Một chiến dịch càn quét lớn ở một khu vực thuộc tỉnh Hilmend đã được tiến hành vào tháng 5/1984. Trong 3 ngày chiến dịch, các xe tăng đã bị bắn không dưới 40 quả đạn, nhưng lực lượng càn quét đã không bị tổn thất nào về binh sĩ và binh khí kỹ thuật.

Hồi đó, trong trang bị của quân đội Liên Xô có các xe tăng mạnh hơn, nhưng người ta quyết định không đưa đến Afghanistan. Hơn nữa, năm 1986, một số trung đoàn tăng còn được rút khỏi Afghanistan.

Nhìn chung, Т-62 đã khẳng định được các phẩm chất chiến đấu tuyệt vời, nhưng từ góc độ kỹ thuật thì có nhiều vấn đề. Các xe tăng không thật vững chắc trước tác động của mìn. Vũ khí chống tăng của phiến quân Afghanistan hầu như không có, Т-62 thường bị tổn thất bởi mìn và thiết bị nổ. Nhưng các xe tăng còn bị loại khỏi vòng chiến nhiều hơn do hỏng hóc kỹ thuật. Do môi trường nhiều bụi, bộ truyền động và bộ phận vận hành thường bị hỏng.

Tính năng chiến-kỹ thuật của Т-62

Trọng lượng chiến đấu: 37 tấn

Kíp xe: 4 người

Chiều dài × rộng × cao: 9.335 × 3.300 × 2.395 mm

Khoảng sáng gầm xe: 430 mm

Vũ khí: pháo 2А20 (U-5ТS) 115 mm, súng máy PKT 7,62 mm.

Vỏ giáp: Đầu xe 100 mm, sườn xe 80 mm, tháp xe 242 mm.

Động cơ diesel, 4 kỳ, 12 xy lanh, công suất 580 mã lực (426,88 kW) ở tốc độ 2.000 vòng/phút, thể tích làm việc 38.880 cm3.

Tốc độ tối đa: 50 km/h

Dự trữ hành trình: 450 km 
Nam Xương