In bài này
Trung Quốc bế tắc trong sao chép động cơ Su-27
Thứ Bẩy, 11/10/2014 - 10:09 PM
Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn trong việc sản xuất động cơ phản lực cho tiêm kích để thay thế động cơ nhập từ Nga.
AL-31FN (engine-market.ua)
Chính phủ Trung Quốc đang gây sức ép với công nghiệp quốc phòng để sản xuất các động cơ tương đối tin cậy họ WS-10 để thay thế các động cơ turbine phản lực lượng mạch có buồng tăng lực họ AL-31F, nhưng chính sách này hiện chưa mang lại kết quả mong muốn.

Theo báo chí, chỉ có 2 tiêm kích trên hạm J-15 được trang bị động cơ WS-10 (model Н). Các động cơ WS-10 đầu tiên (model А) ra đời từ năm 2004 và năm 2010 đã được lắp cho một số tiêm kích J-10 thay cho AL-31FN.

Nhưng sau đó, Trung Quốc đặt mua thêm 123 động cơ của Nga, điều đó cho thấy WS-10A có tính năng không cao. Trong khi đó, người Trung Quốc khẳng định rằng, họ đã nâng cao được độ tin cậy của WS-10 lên đến 1.500 giờ hoạt động so với AL-31F chỉ có 900 giờ.

AL-31F
Tuy nhiên gần đây, Nga đã tăng được dự trữ làm việc của động cơ của mình lên đến 2.000 giờ. Trung Quốc đang tiếp tục nhập khẩu cả động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có buồng tăng lực RD-93 để trang bị cho các tiêm kích xuất khẩu JF-17 dành cho Không quân Pakistan (đơn giá khoảng 3 triệu USD, AL-31F có giá đắt hơn 1/3).

Khó khăn là ở chỗ Trung Quốc đang sản xuất số máy bay làm nhái Su-27 nhiều hơn số động cơ tin cậy để trang bị cho chúng. Ngoài ra, công nghiệp chế tạo máy bay Trung Quốc có thể sản xuất nhiều tiêm kích hơn số lượng động cơ cần cho chúng mà Nga có thể xuất khẩu. Tất cả các yếu tố này sẽ làm chậm sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc cho đến hết thập kỷ này.
Nam Xương