In bài này
Obama phát động cách mạng màu trên toàn thế giới
Chủ Nhật, 28/09/2014 - 8:28 PM
Mỹ đang ráo riết thúc đẩy các nỗ lực của các cơ quan liên bang và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ phát triển và củng cố xã hội dân sự ở các nước khác, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố.
Sản phẩm của cách mạng cam 2.0 - Kiev 2013-2014

Thực tế, điều đó có nghĩa là sử dụng các công nghệ “sức mạnh mềm” để tiến hành các cuộc đảo chính ở các nước khác.

Phát biểu tại New York trong cuộc gặp thường niên về sáng kiến của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton “động viên” các nhà lãnh đạo thế giới tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng nhất, Obama đã nói rằng, nước Mỹ sẽ vẫn tiếp tục củng cố các quan hệ của mình với các nhóm dân sự và phần tử hoạt động dân sự trên toàn thế giới đang đấu tranh vì nhân quyền và tự do ngôn luận.

Ông Obama nói rằng, những người và tổ chức này đang đóng góp vai trò cực kỳ quan trong trong việc hình thành và phát triển dân chủ ở những đất nước của mình, vì thế họ có quyền trông cậy vào sự ủng hộ của Mỹ.

Obama đã nêu ra “những biện pháp mới” mà Mỹ dự định áp dụng để hỗ trợ phát triển xã hội dân sự ở các nước.

“Thứ nhất là, bảo vệ các nhóm xã hội dân sự và phát triển các quan hệ đối tác với họ từ nay là sứ mệnh của toàn bộ chính phủ Mỹ. Tức là, theo một chỉ thị tổng thống (Presidential Memorandum) mới mà tôi sẽ ban hành, các bộ ngành liên bang sẽ tham gia thường xuyên hơn vào các quan hệ đối tác  và tham vấn với các nhóm xã hội dân sự”, ông Obama nói.

Theo ông Obama, các nhóm này “đang chống lại các nỗ lực của các chính phủ nước ngoài xác định tính chất sự hỗ trợ của chúng ta cho xã hội dân sự”.

“Vì vậy, (hiện nay), đây là nhiệm vụ không chỉ của Bộ Ngoại giao hay Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), mà là của cả chính phủ. Đây là một phần (những nỗ lực hiện thực hóa) sự lãnh đạo của nước Mỹ”, Obama nhấn mạnh.

Hai là, Mỹ “sẽ thành lập các trung tâm sáng tạo mới để tăng cường ảnh hưởng của các nhóm dân sự trên toàn thế giới”, Obama nói.

“Kể từ năm tới, các nhóm xã hội dân sự sẽ có thể sử dụng các trung tâm này để thiết lập qua hệ và tiếp nhận những kiến, thức, công nghệ và tài trợ mà họ cần thiết để hiện thực hóa các ý tưởng của mình”, Obama khẳng định. 6 trung tâm đầu tiên đó sẽ được thành lập ở Mỹ Latinh, châu Phi, Cận Đông và châu Á.

“Bước thứ ba” mà Obama nêu ra là mở rộng sự ủng hộ và tài trợ của Mỹ đối với “Cộng đồng các nền dân chủ để điều phối tốt hơn dân chủ và gây áp lực” mà Mỹ sẽ sẵn sàng thực hiện.

“Điều đó có nghĩa là ủng hộ nhiều hơn cho những ai đang chiến đấu chống các luật hạn chế sự phát triển xã hội dân sự”, Obama giải thích.

“Chúng tôi dự định tăng cường sự giúp đỡ đặc biệt của chúng tôi cho những nổ chức phi chính phủ bị công kích. Chúng tôi sẽ có thêm các nỗ lực nhằm dành cho các nhóm này các nhà tài trợ và nguồn tài trợ mà họ đang cần”.

Sản phẩm của cách mạng cam 2.0 - Kiev 2013-2014

“Và trong những tháng tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ hoàn tất các quy định sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn nữa” quá trình nhận tài trợ của Mỹ của các nhóm xã hội nước ngoài.

“Thông qua các chương trình của chúng tôi nhằm lôi cuốn các nhà lãnh đạo trẻ trên toàn thế giới, chúng tôi đang giúp hình thành thế hệ mới các nhà lãnh đạo xã hội dân sự. Và thông điệp của chúng tôi cho các nhà lãnh đạo trẻ này rất đơn giản: “Nước Mỹ bên cạnh các bạn”, Obama kết luận.

Nhân Vũ