In bài này
Cá sấu chinh phục bầu trời
Chủ Nhật, 21/09/2014 - 10:51 PM
45 năm trước, trực thăng tiến công Mi-24 lần đầu tiên cất cánh.
Mi-24 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 19/9/1969. Đây là trực thăng đầu tiên của  Liên Xô được thiết kế chuyên để tác chiến và thứ hai trên thế giới sau AH-1 Cobra của hãng Bell, Mỹ.

Trong 45 năm qua, Liên Xô/Nga đã sản xuất gần 3.500 chiếc Mi-24 các loại, hiện có trong trang bị của gần 50 nước, trong đó có Nga. NATO đặt tên cho Mi-24 là Hind, còn các phi công Liên Xô gọi nó kém trìu mến hơn là “Cái cốc” (vì hình dáng độc đáo của buồng lái) hoặc “Cá sấu”.
Mẫu chế thử Mi-24 (Vertolety Rossyy)
Mẫu này khác với các biến thể sản xuất loạt sau đó ở hình dáng buồng lái giống như một mái hiên bọc kính. Rotor lái hướng được đặt bên phải.
Mi-24А (Vertolety Rossyy)
Biến thể sản xuất loạt đầu tiên của Mi-24. Khác với mẫu chế thử ở chỗ nó có buồng lái dài hơn và cơ cấu lắp tên lửa chống tăng trên các giá treo. Rotor lái cũng ở bên phải như mẫu chế thử (ở các biến thể sau đó, nó được chuyển sang bên trái).
Mi-24 với cơ số vũ khí đầy đủ tại triển lãm hàng không MAKS 1997 (Dmitri Dukhanin / Kommersant)
Trên 6 giá treo của Mi-24 có thể mang đến 2,4 tấn vũ khí các loại, trong đó có tên lửa có điều khiển và rocket, bom và bom chùm, các thùng gắn súng máy hay súng phóng lựu.
(Radomil / Wikipedia)

Mi-35M của Không quân Brazil (Vertolety Rossyy)
Mi-24 được xuất khẩu chủ yếu dưới tên gọi Mi-35.
Mi-35P của Không quân Peru (Vertolety Rossyy)
Quân đội Peru hiện có 2 Mi-35P, ngoài ra còn 16 chiếc ở biến thể Mi-25 (biến thể Mi-24D xuất khẩu).
Mi-35P của Không quân Indonesia (Vertolety Rossyy)
Theo số liệu của Flightglobal MiliCAS, quân đội Indonesia hiện có 5 Mi-35 mua bằng tín dụng xuất khẩu do Nga cấp vào năm 2007.
Mi-35М (Vertolety Rossyy)
Ngoài Liên Xô trước đây, những nước sử dụng Mi-24 nhiều nhất là Algeria (36 chiếc, số liệu của Flighglobal MiliCAS), Sudan (36), Syria (28) và Việt Nam (25).
Mi-24PN (Vertolety Rossyy)

Lắp ráp Mi-35 tại nhà máy của hãng Vertolety Rossyy ở Rostov trên sông Đông (John Bowker / Reuters)
Hiện nay, Mi-35 được sản xuất cả để xuất khẩu và cho nhu cầu của Bộ Quốc phòng Nga.
Biên đội 6 chiếc Mi-24 (Vertolety Rossyy)
Trực thăng tiến công là thành phần tham gia quen thuộc của các cuộc duyệt binh mừng Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Mi-35 (ở giữa) và Mi-28 khi huấn luyện các tổ lái của Không quân Nga chuẩn bị ngày lễ kỷ niệm 100 năm Không quân Nga (2012)
(Vitaly Belousov / RIA Novosti)

Mi-24P (Vertolety Rossyy)
Mi-24P được sản xuất từ năm 1981-1989 và đến nay vẫn hoạt động trong Không quân Nga.
Buồng lái Mi-24P (Igor Zarembo / RIA Novosti)
Tùy thuộc vào biến thể, Mi-24 có tổ lái 2 hay 3 người. Ngoài ra, trực thăng còn có thể chở đến 8 binh sĩ hay 2 thương binh trên cáng và 1 nhân viên quân y.
Mi-24PN (Vertolety Rossyy)
Mi-24 có tốc độ đến 335 km/h và có tầm bay đến 450 km.
Mi-35М của Nga ở Crimea, tháng 3/2014 (Valentin Ogyrenko / Reuters)

Nam Xương