In bài này
UAV trinh sát-tấn công Altair cất cánh năm 2014
Thứ Bẩy, 12/04/2014 - 3:38 PM
Máy bay không người lái (UAV) Altair của Nga có trọng lượng gần 5 tấn có thể được trang bị các phương tiện do thám điện tử và vũ khí.
Altair (militaryrussia.ru)    
Ngày 25/3/2014, tại Nhà máy KAP-kompozit ở Kazan, Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đã được giới thiệu một mẫu chế thử gần như hoàn chỉnh của UAV cỡ lớn Altair.

Altair đang được nghiên cứu chế tạo trong khuôn khổ dự án Altius-М. Tháng 2/2013, maket UAV này dã được giới thiệu với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu.

Mùa thu năm 2011, thiết kế hợp tác Altius-M của Viện thiết kế Sokol ở Kazan và Công ty Tranzas ở St. Petersburg đã giành thắng lợi trước dự án tương tự của Công ty MiG trong cuộc thi của Bộ Quốc phòng Nga.

Các thiết kế này có các tham số giống nhau về trọng lượng cất cánh (đến 5 tấn), tải trọng hữu ích và tầm bay xa. Theo điều kiện của hợp đồng 1 tỷ rúp này, mẫu chế thử đầu tiên của UAV phải cất cánh trước năm 2015.

Xét hình dáng bề ngoài và thông tin hiện có, Altair có thể được trang bị radar nhìn bên với antan mạng pha, các khí tài trinh sát ảnh quang-điện tử.

Chuyên gia về UAV Denis Fedutinov cho rằng, quân đội Nga có thể có được một UAV có tính năng gần với Reaper của Mỹ hay Eitan của Israel. “Dựa trên những loại tương tự này, tôi không loại trừ trên khoang UAV ngoài các khí tài trinh sát còn có cả các loại vũ khí”, ông Fedutinov nói.

UAV do thám thử nghiệm Altair được chế tạo trong khuôn khổ dự án Altius-M theo sơ đồ máy bay. Công trình sư trưởng là Aleksandr Gomzin.
Máy bay có than tương đối ngắn và cánh hình tên nhỏ, dài và đặt cao. Đuôi hình chữ V có 2 cánh lái góc chúc ngóc và lái hướng. Chuyến bay đầu tiên dự kiến thực hiện vào năm 2014.

Altair có 2 động cơ turbin cánh quạt diesel (RED A03/V12) tăng áp, làm mát bằng chất lỏng (công suất cất cánh 500 mã lực, công suất hành trình 480 mã lực).

Các động cơ được bố trí để bảo đảm có mức tiêu hao nhiên liệu thấp, nhưng có sức kéo đủ mạnh, giảm được ảnh hưởng rung đối với tải trọng hữu ích và đường kính cánh quạt đẩy.
Nhiều hệ thống của Altair được chuẩn hóa với UAV nhẹ hơn Inokhodets (trọng lượng cất cánh gần 1 tấn) của Viện thiết kế Sokol.

Với trọng lượng cất cánh đến 5.000 kg, tầm bay của Altair có thể đạt 10.000 km, thời gian bay 48 giờ. Tải trọng hữu ích có thể gồm các khí tài vô tuyến điện tử lắp trên khung có ổn định. Ở mũi có thể bố trí radar nhìn bên anten mạng pha.

Năm 2011-2012, Nhà máy chế tạo máy thử nghiệm mang tên V.M. Myasishchev đã dự định chế tạo phòng thí nghiệm bay trên cơ sở máy bay M-17RM để thử hệ thống điều khiển trên khoang của các UAV tương lai Altius-M, Inokhodets và Okhotnik-B.
Nam Xương