In bài này
7 chuyện ít biết về danh tướng Suvorov
Chủ Nhật, 05/01/2014 - 3:41 PM
Một số chuyện thú vị ít biết về cuộc đời nhà cầm quân vĩ đại Nga Aleksandr Vasilievich Suvorov.
1. Cấp quân hàm đầu tiên

Aleksandr Vasilievich Suvorov
Alexander bắt đầu đời quân ngũ với quân hàm binh nhì bình thường dưới thời trị vì của Nữ hoàng Elizaveta Petrovna và kỳ lạ hơn, ông được thăng cấp lần đầu tiên không phải là trên chiến trường.

Ông làm lính gác ở Monplezir mùa hè năm 1779, khi trung đoàn Semenovsky đóng ở Petergof để làm nhiệm vụ canh gác, Suvorov đã gây ấn tượng tốt với nữ hoàng nên khi đi ngang qua Suvorov, bà đã hỏi tên ông.

Khi biết Aleksandr Vasilievich là con trai của Tướng Vasily Ivanovich Suvorov, Nữ hoàng Elizaveta Petrovna đã ban cho chàng binh nhì một đồng rúp bạc.

Suvorov trả lời rằng, ông không được phép nhận tiền khi đang làm nhiệm vụ và vì thế đã đã nhận được lời ban khen bất ngờ của Nữ hoàng. Nữ hoàng Elizaveta Petrovna bỏ lại đồng rúp bạc bỏ lại bên chân Suvorov và lệnh cho ông nhặt lấy đồng tiền khi thay ca gác.

Ngày hôm sau, binh nhì Suvorov được thăng cấp hạ sĩ và ông giữ gìn đồng rúp bạc như một lá bùa cho đến cuối đời mình.

2. Về các nước đồng minh

Trong cuộc hành binh Italia, Alexandr Vasilievich Suvorov không che giấu quan điểm không ưa của mình đối với các đồng minh của Nga. Chính sách của Áo bị ông coi là phản trắc, và khẳng định rằng, đang kiểm soát nhà nước những kẻ thù không chỉ của Nga, mà còn của chính nước Áo: “Chúng ta sẽ thấy điều gì sẽ xảy ra với Áo khi Buonaparte trở lại châu Âu”. Về người Anh, ông nói rằng, họ ghen tị với những thành công của quân Nga tại Italia, chính sách của họ quỷ quyệt và nhà nước thì đang cố gắng duy trì sự thù địch chống lại Pháp của các thành viên khác. Theo Suvorov, quân đội Nga đã được điều đến Thụy Sĩ một cách vô ích vì âm mưu của người Anh mà ông thẳng thừng cáo buộc là phản bội, khi hạm đội Anh phong tỏa Genoa đã để lọt một đoàn tàu chở thực phẩm và vũ khí đến được đơn vị đồn trú Pháp.

3.Suvorov thất sủng

Alexander bị thất sủng vào đầu triều đại của sa hoàng Pavel I, người nổi tiếng với một loạt sáng kiến mới áp dụng trong quân đội Nga. Nguyên nhân Suvorov bị thất sủng là ông không tán thành các sáng kiến của Pavel I. Người ta nói rằng, đáp lại mệnh lệnh sử dụng quân phục mới kiểu Phổ, Suvorov đã phản ứng dữ dội bằng những lời nói: “Bột không phải thuốc súng, những lọn tóc không phải là những khẩu pháo, đuôi tóc tết không phải đao kiếm: Tôi không phải là người Đức mà là người Nga bẩm sinh!” . Đây chỉ là một trong những phát biểu gay gắt công khai của vị danh tướng còn lưu giữ được đến nay và theo các nhà sử học, chính vì phát biểu đó mà sa hoàng Pavel I đã yêu cầu Suvorov từ chức chỉ huy quân đội.

4. Dạy dỗ con vua

Đại công tước Konstantin, khi đang ở trong đơn vị của Rozenberg, đã buộc Rozenberg thực hiện cuộc vượt sông mạo hiểm để sang bờ phải sông Po bất chấp lệnh cấm của Suvorov. Hành động cơ động sai lầm này đã bị Tướng Pháp Moreau phát hiện và đơn vị của Rosenberg nhanh chóng bị tấn công, đánh tan và phải tháo chạy. Đầy tức giận, Suvorov ra các mệnh lệnh cho đơn vị thất trận, còn Konstantin thì ông triệu đến nói chuyện riêng.

Ban đầu, Suvorov đã định báo cáo vụ việc cho sa hoàng, vua cha của Konstantin, nhưng vì sao đó, ông đã đổi ý. Trong phòng đóng kín cửa, Tướng Suvorov đã nói chuyện với công tước và khi kết thúc cuộc trò chuyện, Đại công tước Konstantin Pavlovich đã rời khỏi phòng làm việc của Suvorov với vẻ đầy chán nản và đẫm nước mắt. Đến nay, người ta vẫn không biết đích xác, Suvorov đã nói gì với công tước, nhưng kể từ đó, Konstantin đặc biệt tôn kính Alexander Vasilievich Suvorov.

5. Những món quà tặng

Nữ hoàng Nga Ekaterina II thường hào phóng ban thưởng cho các cận thần, và một lần, sau khi trở về từ miền Nam, Suvorov đã được ban tặng một hộp đựng thuốc hít bằng vàng. Món quà được nạm tên tắt của nữ hoàng bằng kim cương và nạm đá quý. Danh tướng Nga tâu với nữ hoàng: “Thần đã nhận được một hộp đựng thuốt hít trị giá bảy ngàn rúp cho một chuyến dạo chơi”. Suvorov luôn luôn cố gắng tỏ ra khác thường trong các hành vi của mình; lối hành động này đã tạo ra trong ông một tính cách cực kỳ độc lập.

Câu nói “Hãy giữ cái đầu lạnh, cái bụng đói, còn đôi chân ấm” người ta cũng cho là của Suvorov. Ngay cả khi trời cực lạnh, danh tướng này vẫn mặc quần áo khá mỏng manh. Một lần, nữ hoàng tặng ông một chiếc áo khoác lông thú sang trọng và lệnh cho ông phải mặc. Không thể không tuân vương mệnh, Suvorov thể không rời bỏ chiếc áo lông, nhưng ông lại… để nó trên đầu gối.

6. Thăng quân hàm Thống chế

Theo truyền thống, thăng quân hàm lên cấp Thống chế mà bỏ qua “những người đang xếp hàng” cũng giống như nhảy qua đầu của các bậc trưởng lão nên người ta không làm như thế. Tuy nhiên, vào năm 1794 , vì thành tích chiếm được Varsava và đàn áp cuộc nổi dậy ở Ba Lan, nhoàng Ekaterina II đã quyết định ban thưởng cho Aleksandr Vasilievich Suvorov bằng cách thăng ông lên Thống chế. Để đáp lại thông điệp của Suvorov: “Muôn tâu Hoàng thượng! Hoan hô! Varsava đã là của chúng ta”, bà gửi cho Suvorov thông điệp ngắn gọn: “Hoan hô! Thống chế Suvorov”. Trong quân đội Nga đã có 9 vị tướng mang cấp bậc cao hơn. Khi biết được thăng quân hàm vượt cấp, Suvorov bắt đầu xếp những chiếc ghế trong căn phòng và nhảy qua chúng như trẻ con, vừa bật ngón tay vừa réo tên các vị tướng tổng tư lệnh: “Saltykov ở phía sau, Dolgoruky ở phía sau, Kamensky ở phía sau, còn chúng ta ở phía trước!”. Có 9 tướng, nên Suvorov xếp ra 9 chiếc ghế.