In bài này
Pháo điện từ ‘khai đao’ vào năm 2016
Thứ Sáu, 27/12/2013 - 8:31 AM
Đơn giá một phát bắn của pháo điện tử hải quân sẽ rẻ hơn mấy lần một quả tên lửa hành trình.
Mẫu chế thử pháo ray (lenta.runews20131216railgun)
Việc thử nghiệm pháo điện từ lắp trên hạm tàu (pháo ray) sẽ diễn ra vào năm 2016.

Để thử nghiệm, pháo điện từ và hệ thống cấp nguồn cho nó sẽ được lắp tương ứng lên trên và dưới boong tàu hai thân cao tốc lớp JHSV.

Jane’s dẫn nguồn Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết như vậy.
Pháo ray do công ty BAE Systems chế tạo. Tháng 9/2013, công ty này đã nhận được hợp đồng của Hải quân Mỹ cho giai đoạn 2 của dự án.

Giai đoạn này có mục tiêu chế tạo một pháo điện từ tương đối nhỏ gọn, có khả năng tác xạ với năng lượng đầu nòng lớn và tuổi thọ của nòng là khá cao.

Mẫu chế thử pháo điện từ sẽ phải hoàn thành và thử nghiệm vào năm 2014. Hải quân Mỹ đã chi 34,5 triệu USD cho giai đoạn 2 phát triển pháo ray.

Các mẫu pháo ray hiện có chưa được tối ưu hóa để hoạt động trên biển và cho phép đạt sơ tốc của đạn động năng 7.200-9.000 km/h (6,2-7,8М). Tầm bắn là gần 200 km, tuổi thọ nòng là hơn 1.000 phát bắn.

Theo ông Greenert, một phát bắn từ pháo ray có giá 25 ngàn USD và bao gồm giá của đạn, hao mòn của các ray và chi phí năng lượng. Trong khi giá của một quả tên lửa hành trình phóng đi có thể lên tới 1 triệu USD.

Ông Greener đồng thời nhấn mạnh, tầm bắn của các tên lửa đó có thể nhỏ hơn 2 lần. Hiện nay, đang nghiên cứu tuổi thọ giới hạn của nòng pháo ray và nghiên cứu phát triển các vật liệu mới có khả năng chịu tải năng lượng lớn trong thời gian dài.

Pháo ray là loại pháo, trong đó đạn pháo được gia tốc bằng lực điện từ. Ở giai đoạn 1 của phát bắn, quả đạn là một phần thống nhất của mạch điện và di chuyển giữa 2 đường ray tiếp xúc.

Mẫu pháo ray hiện có cho phép đạt năng lượng đầu nòng 33 MJ. Để triệt tiêu ảnh hưởng rung và nâng cao độ chính xác tiêu diệt mục tiêu, các loại đạn sử dụng sẽ là loại có điều khiển.

VNH