In bài này
DF-21D có xuyên thủng lá chắn Mỹ?
Thứ Tư, 25/12/2013 - 9:45 AM
Tên lửa đường đạn chống hạm Đông Phòng 21D (DF-21D) sẽ gây phiền toái cho bất kỳ cụm tàu sân bay Mỹ nào nếu nổ ra xung đột Trung-Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
DF-21D
Tờ Russian Military Analysis của Nga bình luận và cho biết, DF-21D là tên lửa đường đạn siêu vượt âm với tốc độ tối đa 10M và tầm bắn 1.450 km. Nó sẽ khó bị tên lửa RIM-161 Standard Missile 3 trên các tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga đánh chặn.

Kể cả khi tín hiệu hồng ngoại từ D-21D có thể bị hệ thống ngắm bắn quang-điện tử của tiêm kích F-35 Lightning II phát hiện, thì nó cũng chỉ đem lại cho cụm tàu sân bay Mỹ 8 phút để phản ứng.

Hệ thống phòng không có thể sử dụng để đánh chặn các mục tiêu bay tốc độ cao như tàu tuần dương USS Lake Erie của Mỹ đã phá hủy thành công vệ tinh do thám hỏng USA-193 bằng 1 quả tên lửa RIM-161 Standard Missile 3 ở độ cao 247 km trên Thái Bình Dương vào năm 2008; tuy nhiên, USS Lake Erie làm được việc đó là nhờ đã được cung cấp nhiều thông tin về quỹ đạo của vệ tinh.

Khi không có đủ thông tin về điểm phóng tên lửa thì cách duy nhất để đánh bại DF-21D là dùng các biện pháp đối phó điện tử, cho phép Hải quân Mỹ có cơ hội né tránh cuộc tấn công bằng cách làm thay đổi quỹ đạo đường đạn của tên lửa. Tàu sân bay Mỹ không còn cách nào khác tự vệ trước cuộc tấn công của DF-21D.

Giống như tên lửa đường đạn 2 tầng tầm trung MGM-31 Pershing II của Lục quân Mỹ thời chiến tranh lạnh, DF-21D được cho là có khả năng ngắm bắn vào mục tiêu thông qua các hệ thống định vị vệ tinh như GPS và Bắc Đẩu. Vì thế, độ chính xác của DF-21D nghe nói là đã tăng cao. Một quả DF-21D có khả năng đánh chìm một tàu chiến nổi hiện đại.

Một điểm yếu khác của DF-21D là chưa rõ nó có khả năng bắn trúng mục tiêu trong tầm 50-100 km hay không. Tuy nhiên, tờ Russian Military Analysis cho rằng, một cụm tàu sân bay Mỹ có khả năng bị đánh chúng nếu bị phát hiện ở cách bờ biển Trung Quốc 1.000 km, thậm chí 1.500 km.



Nam Xương