In bài này
Mở rộng vùng nhận dạng phòng không, Trung Quốc mưu đồ bá chủ châu Á
Thứ Hai, 09/12/2013 - 10:17 PM
Trong vòng hơn 10 năm, chính phủ Trung Quốc tiến hành một chính sách có chủ đích nhằm kiểm soát hoàn toàn các biên giới vùng biển, vùng trời của họ, cũng như các vùng lãnh thổ tiếp giáp các đường biên giới đó.
Chương trình này có nhiều khía cạnh: lịch sử, chính trị, kinh tế và quân sự.

Tâm điểm chú ý là yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với một số vùng lãnh thổ, cụ thể là hàng loạt đảo ở Biển Đông tiếp giáp Việt Nam, Philippines và Malaysia, còn ở phía bắc Hoàng Hải là với bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Bắc Kinh đã phái các tàu chiến đến để tuần tra các vùng biển tranh chấp này.


Chỉ mới đây, Bắc Kinh đã gây nên một cơn bão phẫn nộ của Nhật Bản khi đăng trên một tờ báo nhà nước một bài báo nói rằng, Okinawa trước đây là “một thuộc quốc” của Trung Quốc. Bài báo xuất hiện trên tờ Nhân dân nhật báo có nêu tuyên bô của cơ quan phát ngôn của đảng cộng sản Trung Quốc rằng, giờ chính là lúc trở lại vấn đề lịch sử chưa được giải quyết với quần đảo Ryukyu (thuộc Nhật Bản và được biết đến nhiều hơn với tên gọi tỉnh Okinawa). Đáng lưu ý là về lịch sử, quần đảo Ryukyu từng bao gồm không chỉ lãnh thổ Okinawa mà cả nhiều hòn đảo nhỏ ở biển Hoa Đông, giữa Nhật và Đài Loan.

Điều đáng ngại hơn trong tình huống này là việc Bắc Kinh viện đến những đe dọa quân sự để thực hiện các đòi hỏi chính trị của mình. Hai ngày trước, bộ quốc phòng Trung Quốc đã phát hành một bản đồ, theo đó vùng nhân dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc đã được đẩy rộng sang phía đông, bao trùm nhiều hòn đảo tranh chấp mà Bắc Kinh gọi là quần đảo Điều Ngư đảo, còn Nhật gọi là quần đảo Senkaku. Hơn nữa, Bắc Kinh không định chỉ dừng ở chỗ phát hành bản đồ, còn còn yêu cầu thiết lập sự kiểm soát của họ đối với vùng lãnh thổ này.
 
Theo quân đội Trung Quốc, tất cả các máy bay bay qua khu vực nêu trên phải thông báo cho chính quyền Trung Quốc về kế hoạch bay. Nếu không, Bắc Kinh giữ quyền áp dụng các biện pháp phòng vệ khẩn cấp đối với vùng lãnh thổ này.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc sẽ phản ứng quyết liệt với mọi mối đe dọa đường không đến từ hướng biển hay các vật thể bay không thể nhận dạng.

Một trong những sáng kiến gần đây của quân đội Trung Quốc là soạn thảo kế hoạch tăng cường kiểm soát các vùng lãnh thổ tiếp giáp Trung Quốc mà các chuyên gia chiến lược gọi là “chuỗi đảo thứ nhất”. Nhằm mục đích đó, quân đội Trung Quốc đang đổ tiền của vào các dự án để chúng một là cho phép đánh trả các kẻ thù tiềm tàng, trong đó có Mỹ, hai là cho phép sử dụng quân đội trong phạm vụ khu vực này.

Quân đội Trung Quốc sở hữu hàng ngàn tên lửa đường đạn có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, cũng như các tên lửa hành trình triển khai trong vùng hoạt động cảu các văn cứ của Đài Loan, Nhật Bản và Mỹ nằm ở tây Thái Bình Dương. Hàng trặm tiêm kích-bom hiện đại đang đóng trong vùng hoạt động của các cơ sở này.
 

Có lẽ, điều còn gây quan hại hơn là việc Trung Quốc đầu tư cho chương trình xây dựng hệ thống phòng không thống nhất, bao gồm hoặc sẽ bao gồm các tên lửa đánh chặn cao tốc tầm xa. Một số trong các tên lửa đánh chặn tầm xa này cũng sẽ được triển khai trên các tàu chiến mặt nước hiện đại nhất của Trung Quốc. Tầm bắn của tên lửa đất đối không sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát không chỉ vùng trời trên quần đảo Senkaku mà cả trên đảo Đài Loan.

Bản chất chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ trong tình hình này sẽ bao gồm một số yếu tố then chốt. Một là phát triển các mối quan hệ chính trị và quân sự mật thiết hơn với các nước thân hữu trog khu vực. Hai là cung cấp vũ khí trang bị cho đồng minh, trong đó có cung cấp tiêm kích F-35 cho Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc, F-16 cho Đài Loan.

Cuối cùng, Mỹ phải duy trì chương trình trao đổi các nghiên cứu quân sự và triển khai sản xuất trang bị các tàu sân bay lớp Ford, các tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia, các máy bay ném bom tầm xa, máy bay tiếp dầu KC-46, máy bay không người lái trinh sát-tiến công trên hạm.
Long Xuyên