In bài này
5 kịch bản chiến tranh Trung-Nhật (1)
Thứ Tư, 29/05/2013 - 11:25 PM
Nếu như chiến tranh bùng nổ ở Đông Á thì chiến trường chính của nó chắc chắn là biển.
Một tàu Trung Quốc bị các tàu tuần duyên Nhật vây chặt sau khi đổ bộ một nhóm người Trung Quốc lên đảo Uotsur, quần đảo Điếu Ngư vào tháng 8/2012 (AP Photo/Yomiuri Shimbun, Masataka Morita)


>> 5 kịch bản chiến tranh Trung-Nhật (2)

Nếu như khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng tiến đến trung tâm của nền chính trị và kinh tế thế giới thì trọng tâm của bản thân châu Á-Thái Bình Dương chính là Đông Bắc Á, nơi lợi ích của các đại cường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Nga gặp nhau và va chạm trực tiếp. Vấn đề chiến tranh và hòa bình ở Đông Bắc Á không có ý nghĩa khu vực đơn thuần mà là ý nghĩa toàn cầu.

Bão sắp nổi trên biển Hoa Đông?

Nếu như chiến tranh bùng nổ ở Đông Á thì chiến trường chính của nó chắc chắn là biển. Điều đó được quy định bởi địa lý khu vực, nơi mà các đấu thủ chủ yếu bị ngăn cách nhau bởi không gian biển. Các hoạt động chiến sự quy mô lớn trên bộ, ví dụ như ở châu Âu, Cận Đông hay bán đảo Triều Tiên có thể dẫn đến những tổn thất nhân mạng và vật chất khổng lồ nên buộc các chính trị gia phải hành động thận trọng hơn. Trên những không gian đại dương không người, những rủi ro nhỏ hơn nhiều, nên có thể hạ thấp ngưỡng ra quyết định phát động chiến tranh.

Nếu như chiến tranh bùng nổ ở Đông Á thì chiến trường chính của nó chắc chắn là biển. Điều đó được quy định bởi địa lý khu vực, nơi mà các đấu thủ chủ yếu bị ngăn cách nhau bởi không gian biển.
Những triệu chứng đáng báo động cho thấy sự gia tăng nguy hiểm căng thẳng là rất rõ. Năm 2012, Trung Quốc đã phản ứng cực kỳ quyết liệt đối với quyết định của chính phủ Nhật quốc hữu hóa (bằng các mua lại từ chủ sở hữu tư nhân) các hòn đảo thuộc Senkaku.

Các máy bay và tàu bè Trung Quốc xâm nhập ngày càng thường xuyên hơn vào khu vực thuộc quyền tài phán của Nhật Bản ở khu vực tranh chấp. Về phần mình, ở Nhật Bản đang có sự chuyển dịch của dư luận xã hội về phía lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Cuộc bầu cử quốc hội Nhật diễn ra vào tháng 12/2012 cũng đã cho thấy điều đó. Một trong những đề xuất khi tranh cử (hiện chưa được thực hiện) của tân Thủ tướng Shinzo Abe là bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của quan chức và nhân viên lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản trên quần đảo Senkaku. Chính phủ Nhật đã thông báo tăng ngân sách quốc phòng năm 2013, lần tăng đầu tiên trong 11 năm qua. Điều đó được thực hiện theo đúng cam kết tranh cử của ông Abe là tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với “mối đe dọa Trung Quốc”.

Theo nhiều nhà phân tích, chiến tranh trên biển Hỏa Đông vốn có vẻ gần như khó tin chỉ vài năm trước thì nay có thể trở thành hiện thực. Nguyên nhân xung đột ẩn sâu không phải trong tầm quan trọng chiến lược-quân sự của những hòn đảo nhỏ không người ở này mà là ở những vỉa dầu và khí ở biển Hoa Đông. Tranh chấp xung quanh Senkaku đã có ý nghĩa biểu tượng, trở thành vấn đề có tính nguyên tắc giữa một bên là Trung Quốc đang trỗi dậy và đang ngày một dân tộc chủ nghĩa và bên kia là một nước Nhật đang cố gắng giữ vững vị thế đang suy yếu của mình.

Liệu Mỹ có can thiệp?

Chính quyền Mỹ đã nhiều lần tuyên bố rằng, trong vấn đề chủ quyền đối với Senkaku, lập trường của Mỹ là không đứng về bên nào, nhưng đồng thời thừa nhận sự quản lý của Tokyo đối với quần đảo. Như vậy, hiệu lực của hiệp ước an ninh chung Mỹ-Nhật cũng bao trùm khu vực lãnh thổ này (1, 2). Bên cạnh đó, đáng chú ý là người Mỹ chưa từng một lần nói sẵn sàng can thiệp và sử dụng sức mạnh quân sự ủng hộ đồng minh Nhật Bản.

Ở Washington, người ta nhận thức rõ rủi ro gây ra bởi một bên là sự đối địch giữa Nhật và Trung Quốc và bên kia là những cam kết đồng minh của Washington đối với Tokyo. Chính vì lý do này mà cách tiếp cận của Mỹ đối với cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku có sự tương đồng nào đó với chính sách “bất định chiến lược” (strategic ambiguity) mà Mỹ đã từ lâu áp dụng đối với “vấn đề Đài Loan”. Một số nhà phân tích có uy tín của Mỹ khẳng định rằng, nếu như Tokyo là kẻ khởi xướng khủng hoảng thì Mỹ có thể từ chối đứng về phía Nhật Bản trong cuộc đụng độ quân sự với Trung Quốc.

Nhưng dẫu sao thì bất chấp những điều bổ sung nêu trên, Mỹ chắc chắn là sẽ chi viện quân sự cho Nhật Bản một khi xảy ra tình huống khẩn cấp ở biển Hoa Đông nếu như Tokyo lâm vào tình trạng không thể độc lập đối phó được. Tuy nhiên, dự báo này chỉ đúng cho tương lai gần và tương lai trung hạn, khi mà Mỹ còn giữ được ưu thế quân sự rõ ràng trước Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương.

Lập trường của các đối thủ khác

Một khi Bắc Kinh sử dụng vũ khí hạt nhân của họ (mặc dù lập trường chính thức của Trung Quốc là không sử dụng vũ khí hạt nhân chống các nước không có vũ khí hạt nhân trong bất kỳ tình huống nào), những cam kết bảo đảm của Mỹ trước Nhật Bản sẽ được thực hiện. Nước Nga chắc chắn sẽ không ủng hộ Trung Quốc bằng cách tấn công lãnh thổ Mỹ - quan hệ đối tác chiến lược Trung-Nga không quy định việc đó.

Các nước Đông Bắc Á khác sẽ hành xử thế nào khi xảy ra va chạm quân sự Trung-Nhật?

Hàn Quốc sẽ lâm vào tình huống khá nan giải. Một mặt, người Hàn Quốc có những yêu sách phần nhiều giống với các yêu sách của Trung Quốc đối với người Nhật. Mặt khác, Seoul lại đang ở trong liên minh chính trị-quân sự với Mỹ. Bởi vậy, Hàn Quốc có lẽ sẽ giữ lập trường trung lập, mặc dù nhiều người nước này muốn Tokyo thua trận.

Tuy là đồng minh của Trung Quốc, Bắc Triều Tiên cũng ít có khả năng can thiệp vào cuộc xung đột. Lợi ích trực tiếp của CHDCND Triều Tiên chẳng hề liên quan đến biển Hoa Đông, hơn nữa Bình Nhưỡng cũng chẳng có khả năng quân sự để gây ảnh hưởng lớn đến kết cục cuộc xung đột.

Đài Bắc, giống như Bắc Kinh, coi quần đảo tranh chấp là lãnh thổ Trung Hoa. Tuy nhiên, gần như không thể hình dung Đài Loan nhảy vào cuộc chiến chống lại những nhà bảo trợ chủ yếu cho nền độc lập thực tế của họ là Mỹ và Nhật Bản vì chủ nghĩa yêu nước hình thức. Khả năng Đài Loan tham chiến chống Hoa lục cũng bị loại trừ.

Tương quan lực lượng Nhật-Trung trong cuộc xung đột có thể xảy ra

Một khi Bắc Kinh sử dụng vũ khí hạt nhân của họ (mặc dù lập trường chính thức của Trung Quốc là không sử dụng vũ khí này chống những nước không có vũ khí hạt nhân trong bất kỳ tình huống nào), những cam kết bảo đảm của Mỹ trước Nhật Bản sẽ được thực hiện. Nga chắc chắn sẽ không ủng hộ Trung Quốc bằng cách tấn công lãnh thổ Mỹ - quan hệ đối tác Trung-Nga không quy định việc đó. Vì thế, tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc chúng ta có thể “đưa ra khỏi dấu ngoặc” (không tính đến).

Nhật Bản có căn cứ không quân và hải quân rất mạnh ở Okinawa, điều đó đặt họ vào vị thế thuận lợi bởi vì trên đảo có thể tập trung các lực lượng chủ yếu và thiết lập bàn đạp, thực tế là “tàu sân bay không thể đánh chìm”. Okinawa đồng thời cũng được bảo vệ chắc chắn chống các cuộc tấn công từ trên không (kể cả các cuộc tấn công của tên lửa hành trình) bằng các hệ thống tên lửa phòng không Patriot, máy bay tiêm kích, phương tiện phòng không hạm tàu.

Không quân chiến thuật Nhật Bản không được trang bị hệ thống tiếp dầu trên không, nhưng do thời gian bay từ Okinawa ngắn nên vẫn có khả năng bảo đảm tuần tra hầu như liên tục và thực hiện các nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên không. Nói đến các cuộc tấn công ồ ạt của không quân Nhật Bản vào các mục tiêu mặt đất ở Hoa lục là khó bởi vì chỉ có thể thực hiện các chuyến bay đó khi máy bay mang tải trọng nhẹ để tiêu diệt các mục tiêu điểm.

Cần loại trừ cả khả năng đổ bộ đường không xuống quần đảo Senkaku vì các hòn đảo quá nhỏ và việc đảm bảo an toàn cho lực lượng đổ bộ cũng cực kỳ khó khăn.

Moskva hiển nhiên sẽ chịu hậu quả trước hết là về kinh tế do cuộc chiến ở biển Hoa Đông. Việc đình trệ dù là tạm thời quan hệ thương mại và tài chính giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ, cũng như khả năng Mỹ phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc hoàn toàn có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, gây tổn thất nặng cả cho Nga.

Nhật Bản có thể tập trung tại khu vực xung đột 1/3 lực lượng máy bay chiến đấu (gần 100 chiếc) mà không ảnh hưởng đến việc bảo vệ khu vực lãnh thổ chính của mình. Chủ lực của Không quân Nhật là các máy bay hiện đại, có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển bằng bom và tên lửa có điều khiển mà không phải tiến vào tầm sát thương của đa số các vũ khí phòng không hạm tàu của Trung Quốc, cũng như tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly khá xa. Tokyo cũng có các máy bay chỉ huy/báo động sớm (AEW&C), máy bay tác chiến điện tử nên đơn giản hóa được rất nhiều công tác kiểm soát tình hình trên không và trên biển, dẫn đường cho các tốp máy bay và có thể gây khó khăn cho hoạt động của các phương tiện điện tử của Trung Quốc.

Trung Quốc có thể tập trung bộ phận chủ yếu của các phương tiện chiến đấu và bảo đảm tại khu vực các thành phố Phúc Châu, Thai Châu và Ninh Ba. Hiện không có thông tin chính xác về mức độ kiểm soát của các đài radar Trung Quốc đối với không phận nước này, tuy nhiên khi xảy ra xung đột, sự kiểm soát hiển nhiên sẽ được tăng cường ở những khu vực then chốt. Cũng có thể nói như vậy về các hệ thống phòng không mặt đất.

Do diện tích Trung Quốc quá lớn, việc điều động ồ ạt phương tiện chiến đấu sẽ gặp khó khăn. Trung Quốc cũng sẽ không thể bỏ mặc hoàn toàn không có sự bảo vệ đường biên giới với “láng giềng phía bắc” là Nga , cũng như làm suy yếu “khu vực Ấn Độ. Tình trạng kỹ thuật và kinh nghiệm của các phi công Trung Quốc cũng đặt ra nhiều dấu hỏi, bởi vậy lực lượng máy bay chiến đấu được sử dụng lúc đầu sẽ khó mà vượt quá mức 15% (gần 200 chiếc).

Và một lần nữa trên bầu trời các máy bay Liên Xô và Mỹ có thể đụng độ nhau và Trung Quốc thực sự sẽ tiến hành thử nghiệm đối với các tiêm kích họ Su-27 (do Nga, cũng như Trung Quốc sản xuất). Xét về tính năng bay, chúng vượt trội các tiêm kích của đối phương và có khả năng tiêu diệt cao các mục tiêu trên biển và trên không.

Mặc dù, khoảng cách từ các sân bay Trung Quốc đến Senkaku sẽ hơi xa hơn so với từ các sân bay Nhật, về kỹ thuật các máy bay Trung Quốc vẫn có khả năng bay liên tục trên khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, do vị trí địa lý, người Nhật sẽ kiểm soát dễ dàng hơn từ trên biển và trên không đường bay của các máy bay Trung Quốc trên biển Hoa Đông, hơn là người Trung Quốc kiểm soát sự di chuyển của Nhật Bản từ Okinawa.

Không quân Trung Quốc có cực ít máy bay AEW&C. Họ cũng không có kinh nghiệm dẫn đường các tốp máy bay, cũng như không có kinh nghiệm thực tế hiệp đồng với hạm đội. Bởi vậy, trên không, phía Trung Quốc sẽ phải dựa vào trước hết “hiệu ứng số đông”, nên “trận đánh giành Senkaku” đối với không quân Trung Quốc ban đầu sẽ đi cùng với những tổn thất lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ có thể bù đắp tổn thất về máy bay bằng việc điều động các đơn vị không quân từ các khu vực khác và trong tương lai là bằng cả việc sản xuất cường độ cao máy bay mới (tốc độ thay mới hàng năm là 100 chiếc).

Tình hình trên biển cũng sẽ như vậy. Lực lượng Hải quân Phòng vệ Nhật Bản là hạm đội hiện đại, đông đảo và hùng mạnh. Tại khu vực Senkaku, người Nhật sẽ có thể triển khai ít nhất 4 tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis từ các căn cứ Yokosuka, Sasebo và Kure. Những đặc điểm nổi bật của chúng là khả năng bảo đảm chỉ huy các lực lượng hải quân và không quân, khả năng cao về phát hiện mục tiêu và điều khiển hỏa lực của cả binh đoàn tàu.

Người Nhật còn có khả năng huy động một tá khu trục hạm có sức chiến đấu khiêm tốn hơn để thực hiện các nhiệm vụ chống ngầm và phòng không tầm gần. Để giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu chống Trung Quốc, trước hết là để theo dõi các tàu ngầm hạt nhân, Nhật có thể sử dụng đến 8 tàu ngầm diesel hiện đại. Tàu khu trục chở trực thăng Hyuga (thực chất là tàu sân bay hạng nhẹ) có thể được sử dụng thực hiện các chức năng chống ngầm trong đội hình binh đoàn tàu.

Nhật còn có các tàu đổ bộ. Tuy nhiên, chỉ có thể đổ bộ lên Senkaku những đội quân nhỏ không có vũ khí nặng từ trực thăng và xuồng đệm khí. Ngoài ra, một chiến dịch đổ bộ chỉ có thể thành công khi nắm giữ được ưu thế trên biển và trên không, điều mà không một bên nào trong tình thế hiện nay có thể làm được.

Cũng cần lưu ý rằng, một khi xây dựng một pháo đài ở Okinawa, Nhật Bản sẽ cần một khối lượng lớn vũ khí trang bị, đạn dược và bảo đảm vận chuyển bằng đường biển. Kể cả khi vận chuyển theo “tuyến đường Thái Bình Dương” rồi đi vào biển Hoa Đông ở giai đoạn cuối, nguy cơ đối với hoạt động vận chuyển vẫn tăng mạnh. Bởi vậy, người Nhật sẽ phải bảo đảm chống ngầm mạnh mẽ cho các đoàn tàu vận tải.

Ngoài ra, các tàu Nhật Bản không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bờ biển trên lãnh thổ Trung Quốc vì Nhật bị cấm sở hữu các loại tên lửa loại này.

Cũng cần lưu ý rằng, một khi xây dựng một pháo đài ở Okinawa, Nhật Bản sẽ cần một khối lượng lớn vũ khí trang bị, đạn dược và bảo đảm vận chuyển bằng đường biển. Kể cả khi vận chuyển theo “tuyến đường Thái Bình Dương” rồi đi vào biển Hoa Đông ở giai đoạn cuối, nguy cơ đối với hoạt động vận chuyển vẫn tăng mạnh. Bởi vậy, người Nhật sẽ phải bảo đảm chống ngầm mạnh mẽ cho các đoàn tàu vận tải.

Cũng cần đề cập đến việc các tàu Nhật Bản không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bờ biển trên lãnh thổ Trung Quốc vì Nhật bị cấm sở hữu các loại tên lửa loại này.

Hải quân Trung Quốc có tiềm lực chiến đấu mạnh. Trực tiếp có mặt tại khu vực xung đột là hạm đội Đông hải (các căn cứ chính là Ninh Ba và Thượng Hải). Có sức mạnh chiến đấu thật sự là 4 tàu khu trục lớp Sovremenny do Nga đóng, được trang bị vũ khí chống hạm mạnh mẽ.

Hạm đội Đông hải còn có 7 tàu ngầm diesel hiện đại, trong đó có 4 tàu ngầm Nga. Chúng có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ, trong đó có theo dõi lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm của đối phương, tiêu diệt kẻ địch bằng tên lửa chống hạm và ngư lôi, rải thủy lôi. Tuy nhiên, hạm đội Đông hải không có lực lượng chống ngầm đủ mạnh. Cũng không nên quên các xuồng tên lửa Trung Quốc (không rõ số lượng các tàu này, nhưng không dưới 20 chiếc), chúng sẽ không cho phép lực lượng tàu nổi Nhật Bản tiến gần bờ biển Trung Quốc.

Có thể dự báo là một khu xảy ra xung đột xung quanh Senkaku, một phần lực lượng hạm đội Nam hải cũng sẽ tham chiến và điều này sẽ xóa sạch ưu thế nào đó của người Nhật trên biển. Các tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc được trang bị hệ thống đa năng tương tự Aegis và có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mục tiêu trên không của đối phương từ ngoài tầm bắn của vũ khí Nhật.

Hai hạm đội trên của Trung Quốc sở hữu tổng cộng 20 tàu đổ bộ các loại, nhưng triển vọng một chiến dịch đổ bộ quy mô lớn lên Senkaku là ít có khả năng vì những lý do đã nêu ở trên.

Các tàu của hạm đội Bắc hải của Trung Quốc hoàn toàn có thể giữ làm lực lượng dự bị, ngoại trừ các tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm. Người ta không biết chính xác trong biên chế hải quân Trung Quốc có bao nhiêu tàu ngầm hạt nhân mới (dự đoán là 3 chiếc) và khả năng sẵn sàng chiến đấu của 4 tàu ngầm hạt nhân cũ ra sao. Tuy nhiên, có thể cho rằng, ít nhất sẽ có 2 tàu ngầm được sử dụng để ngăn chặn việc tiếp tế cho Okinawa. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang thực hiện chu trình thử nghiệm và hiện chưa thể coi là một tàu chiến đấu.

Như vậy, khi nổ ra xung đột Nhật-Trung quy mô lớn tại khu vực Senkaku không có sự can thiệp của bên thứ ba, chắc chắn Trung Quốc sẽ giành chiến thắng dù là với giá rất đắt. Có thể nói như vậy trước hết là xuất phát từ việc Trung Quốc có ưu thế số lượng trên biển và trên không và lực lượng dự bị hùng hậu của các hệ thống chiến đấu và vũ khí có tính năng tương đương. Tất cả những điều đó sẽ chiếm ưu thế trước khả năng cao của Nhật Bản về mặt tổ chức và chỉ huy.

(Xem phần 2)
Nhân Vũ