In bài này
Trung Quốc mua S-400 và đối sách của Mỹ, Đài Loan
Thứ Hai, 27/05/2013 - 9:32 PM
Việc Trung Quốc mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga có tầm bắn đến 400 км sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát hoàn toàn không phận Đài Loan.
Hiện nay, các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và S-300 của Trung Quốc chỉ có khả năng bắn các mục tiêu bay trên đường bờ biển rìa tây bắc hòn đảo.

Năm ngoái, các quan chức Nga xác nhận có việc đàm phán bán S-3400 cho Trung Quốc, chuyên gia Vasily Kasshin của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST ở Moskva, Nga nói.

Chuyên gia quân sự chuyên nghiên cứu Trung Quốc của Viện Project 2049 Institute, ông Ian Easton nói rằng, việc Trung Quốc dự định mua các hệ thống phòng không mới của Nga đã thúc đẩy Đài Loan đến chỗ không đòi mua các tiêm kích mới thế hệ 4 để thay F-16 mà đòi Mỹ bán cho họ tiêm kích thế hệ 5 F-35 vào năm 2023. Nếu như Mỹ từ chối bán các máy bay này thì lựa chọn thay thế duy nhất của Đài Loan là tăng mạnh sản xuất tên lửa hành trình và triển khai một số lượng lớn tên lửa đường đạn, cũng như mua sắm các hệ thống tác chiến điện tử mới.

“Việc Trung triển khai S-300PMU2 trên bờ biển của họ đã là một nguy cơ lớn đối với tiêm kích Đài Loan, còn với việc đưa vào sử dụng S-400, tình hình sẽ trở nên nguy cấp”, cựu thành viên hội đồng an ninh quốc gia Đài Loa York Chen nói. Theo ông Chen, nếu Trung Quốc tích hợp S-400 để phối hợp tác chiến với các tiêm kích triển khai trên mặt đất và trên biển của họ, Bắc Kinh có thể đi tới ý nghĩa rằng, họ sẽ kiểm soát hoàn toàn không phận Đài Loan và vô hiệu hóa sự kháng cự của không quân Đài Loan, và như vậy là ngăn chặn được sự can thiệp quân sự của Mỹ. Đài Loan cần phải đẩy nhanh đàm phán mua các tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 để trang bị cho các tiêm kích F-16.

Nga có thể bắt đầu cung cấp S-400 cho Trung Quốc vào năm 2017, nhưng không có tài liệu chính thức hay biên bản ghi nhớ nào về vấn đề này, ông Kashin nói. Cũng chưa rõ Trung Quốc dự định mua bao nhiêu hệ thống S-400. Theo ông Kashin, nhà sản xuất S-400, tập đoàn Almaz-Antei đang phải thực hiện các đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga và một số khách hàng nước ngoài.

S-400 là mối đe dọa không chỉ đối với Đài Loan, mà cả đối với Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Các hệ thống này sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng đánh chặn tên lửa đường đạn, điều mà họ hiện không có, ông Easton nói. Vì lý do đó, việc cung cấp các hệ thống này cho Bắc Kinh có thể kích động một cuộc chạy đua vũ trang mới với Ấn Độ, nước đang dựa vào tên lửa đường đạn để răn đe Trung Quốc.

S-400 cũng sẽ cho phép Trung Quốc kiểm soát không phận trên quần đảo Senkaku mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền. Đối với Mỹ, S-400 không quá nguy hiểm vì các tiêm kích F-22 và F-35 có thể đối phó với chúng, nhưng S-499 có thể đe dọa hoạt động của căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa.

Ông Easton cho rằng, trong tương lai rộng hơn, sự phát triển của các phương tiện phòng không sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển các máy bay không người lái khi nhắc đến lần cất cánh đầu tiên của máy bay không người lái tiến công Х-47В từ tàu sân bay CVN-77 George H.W. Bush vào ngày 14/5/2013.

“Việc gì phải đưa các máy bay chiến đấu có người lái vào khu vực mà nguy cơ sẽ cao đến mức ngay cả các phi công thiện chiến cũng coi những phi vụ như vậy là “những chuyến bay một chiều”? Việc gì phải tốn tiền cho việc đó, giảm thời gian chuyến bay và tải trọng chiến đấu khi có thể phái các máy bay đi làm nhiệm vụ ở chế độ bán tự hoạt và điều khiển chúng từ xa để đạt hiệu quả lớn hơn nhiều?”, ông Easton đặt câu hỏi.