In bài này
Hiện đại hóa Hải quân Việt Nam: Tham vọng và trở ngại (2)
Thứ Sáu, 22/02/2013 - 8:41 PM
6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa tấn công mặt đất sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng, còn các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.
>> Hiện đại hóa Hải quân Việt Nam: Tham vọng và trở ngại (1)
>> Chính sách biển và Hải quân Việt Nam

Đỉnh điểm huy hoàng của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam sẽ là việc xây dựng lực lượng tàu ngầm.

Về hình thức, Việt Nam bắt tay vào xây dựng binh chủng tàu ngầm từ năm 1997 khi mua sắm 2 tàu ngầm siêu nhỏ của Bắc Triều Tiên với năng lực chiến đấu đáng ngờ vì chúng không có ngư lôi và có thời gian lặn ngắn. Các tàu ngầm siêu nhỏ này chỉ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát-phá hoại hạn chế trên một vùng biển hạn chế, chẳng hạn như vịnh Bắc Bộ.


Hai tàu ngầm Kilo Projekt 06361 đầu tiên là HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ về Việt Nam trong năm 2013 (TsKB Rubin)

Thực tế, Việt Nam bước vào xây dựng lực lượng tàu ngầm vào năm 2009 khi công bố ý định mua 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 636 của Nga. Về thực chất, lớp Projekt 636 là sự hiện đại hóa sâu loại tàu ngầm Kilo vốn “phổ biến khắp thế giới. Theo các nhà thiết kế, tàu ngầm hiện đại hóa có tốc độ chạy ngầm cao hơn nhiều (đến 20 hải lý/h) do lượng giãn nước chỉ tăng nhẹ, thời gian lặn ngầm cũng tăng lên, độ ồn giảm đi và trang bị vô tuyến điện tử được cải tiến.

Điểm nổi bật của lớp Projekt 636 là sự hiện diện của hệ thống tên lửa Club-S mà tùy thuộc vào cấu hình có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất (tên lửa 3M-14E) và mục tiêu mặt nước (tên lửa 3M-54E) ở cự ly 220-300 km [ 20 ]. Tàu ngầm điện-diesel đầu tiên đã được đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam vào mùa thu năm 2012 (Thông tin này lạ quá, có lẽ tác giả nhầm? - VietnamDefence), còn tàu cuối cùng dự kiến được đưa vào trang bị vào năm 2016.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã công bố việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm. Và mặc dù vị trí xây dựng căn cứ không được tiết lộ cho báo chí công khai, nhưng chúng tôi cho rằng, đó sẽ là Cam Ranh như một điểm cách đều các vùng lãnh thổ và vùng biển phía bắc, phía đông và phía nam.

Trong số các khía cạnh khá của hoạt động hiện đại hóa Hải quân Việt Nam cần nói đến việc mua sắm vào năm 2011 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P, mỗi hệ thống được trang bị 2 tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn đến 300 km. Đến năm 2015, dự báo sẽ có thêm một số hệ tên lửa bờ biển cơ động loại này đưa vào trang bị [ 21 ].

Để khái quát những điều trình bày ở trên, chúng tôi sẽ kết luận rằng, hiện tại, việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam đang được thực hiện theo hướng mở rộng tiềm lực tấn công, việc đổi mới các lực lượng và phương tiện của hạm đội chỉ đi theo hướng này.
Ví dụ, việc đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam 6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất [ 22 ], sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng nhờ có khả năng tấn công lãnh thổ đối phương.

Biên chế tương lai của các tàu chiến mặt nước sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của 2-3 tàu chiến mặt nước tại vùng biển tranh chấp Trường Sa, trong trường hợp khủng hoảng leo thang thì thành lập lực lượng dự bị để triển khai trên 2-3 hướng tác chiến.

Biên chế tương lai của lực lượng tàu ngầm sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện đồng thời tại các vị trí chiến đấu của 3-4 tàu ngầm. Việc trang bị tên lửa chống hạm cho các tàu ngầm này giúp tăng cường sức mạnh tiến công của các lực lượng tàu mặt nước. Không nên bỏ qua cả khả năng rải lôi ngăn chặn của các tàu ngầm, cũng như khả năng tiến hành rải lôi bí mật và có lựa chọn các vùng biển của đối phương tiềm tàng.

Sự hiện diện của các tàu ngầm có độ ồn thấp làm tăng mạnh tiềm lực chống ngầm của hạm đội Việt Nam. Điều không phải nghi ngờ là khả năng của các lực lượng tàu nổi và tàu ngầm tương lai của Việt Nam gây áp lực lên các tuyến đường giao thông hàng hải của đối phương tiềm tàng tại các eo biển chiến lược của Đông Nam Á. Với đường bờ biển trải dài 3260 km của Việt Nam, việc tập trung các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.

Trong khi đó, chúng tôi cảm thấy khó coi sự hiện đại hóa của Hải quân Việt Nam là có tính tổ hợp. Chẳng hạn, điều gây nghi ngờ là vấn đề phòng không lãnh thổ, phòng không cho các chiến hạm, cho các vị trí trú đóng của hạm đội và hạ tầng hải quân [ 23 ]. Điểm yếu hiển nhiên là phòng thủ chống thủy lôi cho các vùng biển quốc gia với chỉ 6 tàu quét lôi do Liên Xô đóng và được trang bị các phương tiện quét lôi của “thời đại đó”.

Thực tế, Hải quân Việt Nam không có các phương tiện cơ động lực lượng đổ bộ đường biển như một yếu tố tăng cường cho các lực lượng đồn trú ở quần đảo Trường Sa. Họ cũng không có các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu hướng sâu vào Biển Đông [ 24 ]. Sự thiếu vắng trên thực tế kinh nghiệm chiến đấu và các phương tiện truyền tin và chỉ huy tạo ra sự ngờ vực đối với khả năng của bộ chỉ huy Việt Nam tổ chức hiệp đồng cần thiết giữa Hải quân, Không quân và Lục quân [ 25 ].

Biên chế hiện tại và tương lai của Hải quân Việt Nam

Biên chế lực lượng và phương tiện2008 2016
Ghi chú
Lực lượng tàu ngầm   
Tàu ngầm siêu nhỏ
lớp Yugo
22Bắc Triều Tiên đóng năm 1997
Tàu ngầm điện-diesel
lớp Projekt 636 
-
6Việc trang bị tên lửa hành trình 3M-14E có khả năng tấn công mặt đất sẽ cho phép tàu ngầm đảm nhiệm chức năng răn đe chiến lược
Tàu mặt nước   
Frigate lớp Projekt 1661E
2
2(+2)Đang xem xét khả năng mua thêm 2 frigate
Frigate lớp Projekt 159
5
5(-?)Liên Xô đóng trong thập kỷ 1970, có thể sẽ bị loại khỏi biên chế
Corvette tên lửa
lớp BPS-500

2
2Việt Nam đóng. Trang bị tên lửa chống hạm Kh-35 Uran. Được cho là thiết kế không thành công mà bằng chứng là Việt Nam phải mua các tàu lớp Projekt 1241.8
Corvette tên lửa
lớp Projekt 1241RE
4
4Trang bị tên lửa chống hạm P-15
Corvette tên lửa
lớp Projekt 1241.8
210
Trang bị tên lửa chống hạm Kh-35 Uran
Corvette tuần tra
lớp Projekt 1041
4
10
Về mặt kỹ thuật, có thể trang bị lại bằng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran để nâng cao tiềm lực chiến đấu
Tàu tên lửa nhỏ
lớp Projekt 205
8
8
Liên Xô đóng trong thập kỷ 1970. Trang bị tên lửa chống hạm P-15
Tàu phóng lôi
lớp Projekt 206M, 206T

8
8
Liên Xô đóng trong thập kỷ 1970. Có thể sẽ bị loại khỏi biên chế
Tàu tuần tra nhỏ
lớp Projekt 1400M
1414Liên Xô đóng trong thập kỷ 1970
Tàu tuần tra nhỏ
lớp Projekt 1400M
44Việt Nam đóng trong thập kỷ 1990
Tàu tuần tra nhỏ
lớp BP-29-12-01
33Việt Nam đóng trong thập kỷ 1990
Tàu tuần tra nhỏ
lớp Projekt 368
2
2Liên Xô đóng trong thập kỷ 1980
Tàu quét lôi
lớp Projekt 266M
2 2Liên Xô đóng trong thập kỷ 1970
Tàu quét lôi căn cứ
lớp Projekt 1265
44Liên Xô đóng trong thập kỷ 1980
Tàu quét lôi ven bờ
lớp Projekt 1258
22Liên Xô đóng trong thập kỷ 1980
Tàu quét lôi nhỏ
lớp Projekt 361T
55
Liên Xô đóng trong thập kỷ 1980
Tàu đổ bộ
lớp Projekt 771
3
3
Liên Xô đóng trong thập kỷ 1970
Tàu đổ bộ LCT
3
3
Mỹ đóng trong thập kỷ 1940
Tàu sông đổ bộ nhỏ
lớp PBR
416Tàu nhỏ chở bộ binh do Australia đóng
Tàu đổ bộ tăng nhỏ
30
30Liên Xô và Mỹ đóng trong thập kỷ 1980
  


Chúng ta hãy lưu ý đến các khía cạnh khác của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Ví dụ, theo thông tin báo chí Nga [ 26 ], chi phí mua sắm 6 tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 là 1,8 tỷ USD, 2 frigate Projekt 11661E là 350 triệu USD, 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P là 300 triệu USD, xây dựng căn cứ tàu ngầm - đến 2,1 tỷ USD. Tổng cộng các khoản nêu trên [ 27 ] là 4,55 tỷ USD. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2011 là 2,9 tỷ USD, còn thâm hụt cán cân ngoại thương (chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu) là 2,51 tỷ USD. Việc so sánh các con số này khiến người ta nghi ngờ cơ sở kinh tế của triển vọng hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.
 
Mặt khác, một loạt phương tiện truyền thông đại chúng cũng đưa tin ý đồ của Việt Nam chuyển sang đóng tàu chiến tại các xưởng đóng tàu của mình. Ví dụ như các corvette tên lửa và tuần tra lớp Projekt 1241 và Projekt 1041.2, và thậm chí các frigate Projekt 11661E. Chúng tôi sẽ liệt các tuyên bố như vậy vào loại lạc quan quá mức.

Kinh nghiệm đóng tàu chiến của Việt Nam khá hạn chế - năm1997, Việt Nam đóng xong  2 corvette tên lửa lớp Projekt BSP-500 và một số tàu tuần tra nhỏ. Kinh nghiệm đóng tàu thực tế của Việt Nam hạn chế ở các tàu dân sự [ 28 ], còn trong số các tàu chiến, chỉ có thế nhắc đến việc đưa vào biên chế vào năm 2012 tàu đổ bộ mà thực chất là một tàu chở khách/chở hàng nhỏ [ 29 ]. Những nghi ngờ của chúng tôi được xác nhận cả bằng những thông tin trên internet nói đến khả năng nhập khẩu thêm 2 frigate lớp Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam [ 30 ].

Cũng đáng nghi ngờ, theo quan điểm của chúng tôi, là khả năng khai thác kỹ thuật và sửa chữa trình độ cao của Hải quân Việt Nam đối với các tàu mới như các tàu ngầm lớp Projekt 636М. Ở đây, chúng tôi không nói rằng, bộ đội tàu ngầm Việt Nam không có năng lực giải quyết các nhiệm vụ này mà nói đến sự thiếu vắng kinh nghiệm lịch sử của Hải quân Việt Nam trong những quá trình đó, tính phức tạp trong sửa chữa các tàu ngầm lớp này, nhất là trong các điều kiện thường ngày (không thích hợp cho việc này) ….

* * * * *
Nhưng dù sao thì cũng không có ai nghi ngờ quyền chủ quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc phát triển lực lượng hải quân của mình như một thành tố của nền quốc phòng. Chỉ có thể nêu lên sự nghi ngờ về thành công của sự hiện đại hóa này khi ta định nghĩa nó trong hiện tại như “sự mất cân bằng đầy tham vọng” và trước hết như mối đe dọa đối với nền kinh tế quốc dân [ 31 ].

Tuy nhiên, có thể chắc chắn tuyệt đối khi nói đến việc gia tăng vũ khí hải quân ở khu vực Đông Á [ 32 ]. Với sự chắc chắn tuyệt đối, cũng có thể nói đến sự can thiệp có tính kích động của các nước thứ ba vào các vấn đề của khu vực như một khía cạnh của chính trị thế giới, việc các nước tại vùng biển này sử dụng chưa đầy đủ tiềm năng ngoại giao để giải quyết hòa bình các vấn đề ở Biển Đông, sự tích tụ nguy hiểm các vấn đề này và việc chuẩn bị triệt tiêu chúng theo nguyên tắc “Si vis pacem, para bellum” (Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh).



(Còn nữa)

********

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CHÚ GIẢI

20. Данные сайта «Штурм глубины», доступно на http://www.deepstorm.ru/.
21. Справочно заметим, что в открытой печати не сообщается о количестве поставленных ракет «Яхонт». Хотя, аналогичный «сирийский контракт» предусматривал поставку 36 таких ракет.
22. Заметим, что публикации в СМИ не содержат сведений о поставке Вьетнаму таких ракет.
23. Хотя это и не компетенция модернизации ВМС. Однако, с учетом географического расположения Вьетнама, глубины удара современных средств воздушного нападения, фактического и перспективного состояниям его военно-морских сил, полагаем эту проблему крайне актуальной.
24. По крайней мере, сведений о вьетнамском импорте средств разведки и целеуказания в открытых источниках не содержится. Наличие в составе морской авиации нескольких патрульных самолет, это, конечно же, «не зачет»….
25. Надо признать, что Вьетнам не располагает историческим опытом боевых действий на море в целом, в т.ч. и в современном формате «воздушно-наземно-морской операции» в главном. О приобретениях Вьетнамом современных средств связи и управления в открытой прессе не сообщалось…
26 См.:
- Под боком у дракона: военно-морские силы Вьетнама на современном этапе / Тебин П.Ю. // Независимое военное обозрение. Публикация от 20.04.2012;
- Рейтинг ЦАМТО 10 экспортных контрактов России. Доступно на http://www.warandpeace.ru/ru/reports/view/66308/
- http://topwar.ru/6414-pbrk-bastion-i-ego-osnovnoe-oruzhie-pkr-oniks.html)
27. При этом не учтены расходы на строительство еще двух фрегатов пр. 1661Э, приобретение нескольких ПБРК, пополнение флота ракетными и патрульными корветами, etc.
28. См. http://www.vietnamnews.ru/marine.html. К месту заметить, что ведущей судостроительной компанией Вьетнама является «Vinashin», созданная в сотрудничестве с южнокорейской «Hyndai» и японской «Mitsubishi». Несколько судов на этих вервях было построено на экспорт в страны ЕС и в США.
29. См. http://www.military-informant.com/index.php/flot/1456-hq-571.html
30. См. пр.11661 Гепард – GEPARD. Доступно на http://militaryrussia.ru/blog/topic-438.html
31. Согласимся, что возможность покрытия финансовых расходов модернизации ВМС Вьетнама может быть осуществлена разного рода рассрочками, отсрочками, кредитами и т.п. Это позволяет решить проблемы модернизации, но не устраняет, а усиливает угрозу экономической самодостаточности государства.
32. Что будет рассмотрено в наших последующих статьях на примерах военно-морского строительства стран этого региона.

(Còn nữa)


Nhân Vũ