In bài này
Biến C-130 thành hung thần hủy diệt
Thứ Ba, 24/04/2012 - 8:13 PM
Sau hơn 10 năm chối bỏ bom điều khiển bằng laser Viper Strike, cuối cùng bom này cũng tìm được đất dụng võ.

Lục quân Mỹ hiện sử dụng Viper Strike trên máy bay không người lái (UAV) Hunter. UAV 720 kg Hunter có khả năng mang đến 91 kg tải trọng thiết bị và vũ khí. Do chỉ mang được tải trọng hữu ích hạn chế như vậy, Hunter khó có thể sử dụng tên lửa 47 kg Hellfire, nhưng lại phù hợp lý tưởng với bom 20 kg Viper Strike.

Viper Strike ban đầu được phát triển làm vũ khí chống tăng với phần chiến đấu chỉ chứa 1,8 kg thuốc nổ. Nhưng chính lượng thuốc nổ nhỏ lại giúp nó trở thành vũ khí tuyệt vời cho tác chiến đô thị vì bom này có độ chính xác rất cao nên có xác suất thấp gây thương vong không mong muốn cho dân thường.

Viper Strike là bom liệng (không có động cơ) với chiều dài 914 mm và đường kính 130 mm và cánh gấp. Bom được thả từ khoảng cách không quá 1.000 m so với mục tiêu, nhưng điều đó không phải là vấn đề.
 
Gần đây, bom Viper Strike cũng đã được sử dụng trên các máy bay vận tải mới KC-130J được trang bị cửa sau cải tiến Derringer Door, cho phép phóng tên lửa và nạp đạn lại cho bệ phóng mà không phải mở làm kín trước máy bay và thả cửa sau.
 
KC-130J là biến thể mới nhất và lớn nhất của máy bay vận tải С-130 của Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC), được dùng để tiếp dầu trên không.

Nhưng KC-130J cũng có thể chở hàng và mang vũ khí (bom, tên lửa) dưới cánh. Biến thể này được gọi là KC-130J Harvest Hawk.

Đây là hệ thống chiến đấu cho phép triển khai nhanh vũ khí và các sensor trên các máy bay vận tải С-130. Toàn bộ quy trình này chỉ mất vài giờ và kết quả là máy bay vận tải C-130 biến thành một máy bay chiến đấu có khả năng tương tự khu trục cơ AC-130.

Bộ sensor bao gồm cụm camera video ban ngày và ban đêm có khả năng được tăng cường. Hiện nay, vũ khí bao gồm 10 ống phóng Derringer Door và 4 tên lửa Hellfire treo dưới cánh.

Hệ thống chiến đấu này của USMC đã được đưa tới Afghanistan từ 2 năm trước. Từ đó, các máy bay Harvest Hawk đã phóng hàng trăm tên lửa Hellfire và Griffin, cũng như nhiều lần phát hiện các hoạt động thù địch. Hiện nay, các máy bay này còn sử dụng cả bom Viper Strikes.

Một khó khăn tồn tại là cần phải mở cửa sau máy bay để phóng tên lửa và nạp đạn lại cho bệ phóng. Do máy bay thường hoạt động ở độ cao lớn (6.400 m so với mực nước biển) nên tổ lái phải đeo mặt nạ oxy và cần thời gian để cân bằng áp suất trong khoang hàng và thả cửa hậu.

Hệ thống mới Derringer Door chứa 10 ống phóng có thể sử dụng (để phóng bom hoặc nạp đạn lại) khi cửa hậu vẫn đóng.
 
Ban đầu, các bệ phóng này được sử dụng để phóng tên lửa Griffin. Tên lửa Griffin nặng 20,5 kg và mang đầu đạn nặng 5,9 kg.

Griffin có tầm xa (15 km) hơn tên lửa Hellfire nhờ các cánh bung ra cho phép nó liệng sau khi phóng. Griffin sử dụng hệ dẫn laser, GPS và quán tính.

Tên lửa Hellfire II được phát triển trước đó khá lâu, có trọng lượng 48,2 kg, mang phần chiến đấu 9 kg và có bán kính chiến đấu 8.000 m.
 
Ưu điểm chủ yếu của hệ thống chiến đấu trên KC-130J là các sensor của nó, chứ không phải vũ khí.

Hệ thống có khả năng quan sát bức tranh tình hình ban đêm với những chi tiết nhỏ nhất và lập tức tiêu diệt mục tiêu bằng vũ khí trên khoang, còn với sự xuất hiện của các bom thông minh (dẫn bằng GPS và laser), vũ khí hàng không trở nên sẵn có hơn để tiêu diệt mọi mục tiêu phát hiện được.

Như vậy, Harvest Hawk có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cấp thời (cần tiêu diệt trước khi chúng ẩn náu), cũng như có thể sử dụng các bom thông minh hay tên lửa dẫn bằng laser chống các mục tiêu không thể cơ động nhanh.

Phần lớn công việc của Harvest Hawk ở Afghanistan là tìm kiếm các bom mìn ven đường hay những kẻ cài chúng.

USMC muốn theo dõi những kẻ cài bom mìn ven đường để lần ra căn cứ của chúng, sau đó tiến hành chiến dịch chống các căn cứ này.

KC-130J Harvest Hawk

  • Nguồn: strategypage.com, TW, 23.4.12.
Vân Hà