In bài này
10 sự kiện quân sự nổi bật năm 2011
Thứ Năm, 05/01/2012 - 4:21 AM
Tổng kết năm 2011, Báo Độc lập Nga nêu ra 10 sự kiện quân sự chính trong năm.

1. Thay đổi các chế độ thân Mỹ

Tháng 1.2011, bắt đầu các cuộc phản đối của quần chúng lan rộng ở tất cả các nước Arab, trừ Algeria. Ở các nước quân chủ Vùng Vịnh, chúng diễn ra nhanh và bị đàn áp tàn bạo. Các nước quân chủ khác là Jordanie và Maroc thì có những nhượng bộ chính trị và các cuộc biểu tình phản đối chấm dứt. Ở nhiều nước diễn ra các cuộc cách mạng, thực tế là các cuộc đảo chính quân sự. Ở Ai Cập, đồng minh quân sự chủ yếu của Mxy ở thế giới Arab, tổng thống Moubarak bị giới quân sự tước quyền lực và đưa ra tòa. Ở Tunisia, giới quân sự giành chính quyền, vị tổng thống thân phương Tây Ben Ali bỏ chạy. Ở Yemen, một đồng minh khác của Mỹ là tổng thống Saleh dưới áp lực của phe đối lập vũ trang. Mỹ và Saudi Arabia, đã phải từ bỏ quyền lực.

Ở Libya, nhà lãnh đạo Gaddafi vốn ráo riết thưc hiện chính sách xích lại gần phươg Tây đã trở thành nạn nhân của quân nổi dậy, NATO và các nước vùng Vịnh. Nay đến lượt Syria với Tổng thống Basha Assad chống phương Tây và thân Iran. Tụ tập chống Syria không chỉ có toàn bộ Liên đoàn Arab mà cả Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang chứa chấp phe đối lập vũ trang. Tình thế của ông Assad đang trở nên vô vọng, cuộc nội chiến đang bùng cháy. Nguyên nhân chủ yếu là phe Sunnite chống vị tổng thống người Alawite.

Điểm mới là Mỹ và phương Tây đã không ủng hộ các đồng minh tổng thống của mình mà ủng hộ đối thủ của họ, và tiếp tay lật đổ các chế độ thân hữu. Họ đã bị thôi miên quá mạnh bởi những mỹ từ về dân chủ và tự do. Những kẻ tổ chức các cuộc cách mạng Arab là các nền quân chủng vùng Vịnh do Saudi Arabia cầm đầu. Còn những kẻ thừa hành chủ yếu là các phần tử Hồi giáo, từ cánh ôn hòa của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo cho đến Al Qaeda. Các cuộc bầu cử đang diễn ra ở các nước Arab, trong đó có Ai Cập và Tunisia, đánh dấu sự nắm quyền của các phần tử Hồi giáo, chứ không phải phe dân chủ. Trong tương lai, có thể trông đợi sẽ thiết lập trong khu vực các nền độc tài thần quyền dựa trên Hồi giáo chính thống (Salafism) với mưu đồ thành lập một quốc gia Hồi giáo toàn thế giới (Khalifat).

Bức tranh chính trị Cận Đông và thế giới Arab nói chung đang đổi nhanh màu sắc. Trong thời gian tới, có thể xuất hiện một khối các quốc gia Arab Sunnite với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, và khối này có khả năng trở thành một cực quyền lực đáng gờm. Đối thủ chính sẽ được tuyên bố là Iran, điều đó sẽ cho phép hợp tác với Mỹ và phương Tây, kể cả mua sắm vũ khí hiện đại. Trong khi đó, cuộc chiến khủng bố chống phương Tây và thế giới Thiên Chúa giáo nói chung sẽ gia tăng. Về nguyên tắc, đã có thể nói đến nguy cơ tiềm tàng mới về an ninh ở châu Âu và thế giới.

2. Chiến tranh chống Libya

Các cuộc bạo động của dân chúng bắt đầu ở Libya ngày 16.2. Chỉ sau vài ngày, thành phố Benghazi đã nằm trong tay quân nổi dậy. Nhiều đơn vị đầy đủ cảnh sát và quân đội chạy sang phía đối lập. Nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đã sử dụng không quân tấn công phe nổi dậy và các mục tiêu quân sự bị đánh chiếm.

Liên đoàn Arab kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Libya. Liên đoàn Arab cũng quyết định thiết lập quan hệ với Hội đồng dân tộc lâm thời Libya ở Benghazi và thừa nhận tổ chức này là đại diện hợp pháp của Libya. Ngày 11.3, EU thừa nhận NTC là chính quyền hợp pháp duy nhất của Libya. Ai Cập bắt đầu cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Libya.

Chiều 17.3 theo giờ bờ đông nước Mỹ, Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết về tình hình Libya. Theo nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ, tất cả các chuyến bay trong không vận Libya bị cấm, việc cung cấp vũ khí bị cấm vận, các tài sản của Libya bị phong tỏa. Được dự kiến kéo dài đến 27.6, chiến dịch chống Libya đã kéo dài thêm 90 ngày, đến tận cuối tháng 9. Chiến dịch trên bộ đã được loại trừ.

Ngày 19.3, các tiêm kích Pháp xuất hiện trên bầu trời Benghazi. Mỹ chỉ tham gia giai đoạn đầu chiến dịch, khi phóng gần 200 tên lửa hành trình vào các mục tiêu phòng không và không quân Libya. Sau đó tham gia tuần tra và đánh bom là máy bay của các nước NATO khác, Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Không quân Libya nhanh chóng đứt hơi và “những kẻ kiến tạo hòa bình” bắt tay vào đánh bom các mục tiêu khác nhau và yểm trợ từ trên không cho quân nổi dậy. Trong các cuộc không kích, nhiều dân thường đã bị thương vong. NATO đã sử dụng rộng rãi các hệ thống vũ khí có điều khiển sử dụng dữ liệu thời gian thực. Tỷ lệ sử dụng vũ khí có điều khiển đạt tới gần 85%.

Sự yểm trợ từ trên không đã không giúp được phe nổi dậy. Họ chìm sâu vào các cuộc trận địa chiến, dễ dàng bỏ chạy ngay khi có áp lực yếu từ quân chính phủ. Quân của ông Gaddafi bỏ xe tăng, pháo binh để chuyển sang các xe tải nhỏ gắn súng máy, pháo cối và pháo phòng không. Điều đó đã làm giảm mạnh hiệu quả của không quân NATO.

Việc hoạch định chiến dịch chống Libya do Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Phi thực hiện. Sau đó, Mỹ rút lui khỏi cuộc xung đột, việc lập kế hoạch và tiến hành chiến dịch được chuyển cho NATO. Và dù trong điều kiện cuộc chiến hạn chế, người châu Âu nhanh chóng thấy thiếu bom đạn và phụ tùng cho máy bay.

Cả hai bên tích cực tiến hành cuộc chiến tranh thông tin nhằm vào dư luận thế giới. Có thông tin cho biết có mấy ngàn phiến binh Hồi giáo từ Afghanistan và các nước khác đã chiến đấu bên phe nổi dậy. Một số đơn vị hoàn toàn thuộc quyền chỉ huy của các phái viên Al Qaeda. Từ các kho vũ khí quân đội bị cướp bóc, một số lượng lớn vũ khí đạn dược đã bị đư ra nước ngoài, bổ sung cho kho vũ khí của khủng bố quốc tế. Lực lượng đột kích chủ lực cho phép đánh tan quân đội yếu ớt của ông Gaddafi là lính đặc nhiệm từ Qatar, trong đó có nhiều người Âu từ các công ty quân sự tư nhân. Ông Gaddafi bị bắt ngày 20.20 và bị giết một cách tàn bạo.

Libya bị chia cắt giữa các nhóm vũ trang, chủ yếu theo nguyên tắc bộ lạc. Về chính trị, thế lực có ảnh hưởng nhất là các phần tử Hồi giáo. Libya hoàn toàn có thể đi theo con đường của Somalia, tan rã thành các quốc gia giả hiệu có tính bộ lạc và biến thành hang ổ khủng bố.

3. Vấn đề phòng thủ tên lửa

Sau khi tái khởi động quan hệ Nga-Mỹ, vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu buộc người ta nhớ lại
giọng điệu thời chiến tranh lạnh

Mỹ bắt tay vào triển khai ở châu Âu một bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia. Thực tế, đây là thê đội đầu tiên của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ nhằm chặn đánh các tên lửa đường đạn xuyên lục địa Nga. Nga không phản đối về nguyên tắc, song muốn có cam kết bắt buộc về pháp lý rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu không nhằm chống lại Nga. Mỹ từ chối đưa ra cam kết đó. 
 
Tổng thống Nga Dmitri Medvedev ngày 23.11 đã công bố tổ hợp các biện pháp kỹ thuật quân sự và ngoại giao mà Nga sẽ áp dụng để đối phó với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Trong số đó, có việc lập tức đưa vào hoạt động radar cảnh báo sớm tấn công tên lửa ở tỉnh Kaliningrad. Hệ thống tên lửa Iskander-M cũng sẽ được triển khai ở đây. Nga cũng đe dọa rút khỏi hiệp ước START-3. Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, các kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu không thay đổi.

Các chuyên gia nhận thấy sự sống lại của luận điệu thời chiến tranh lạnh và nguy cơ chạy đua vũ trang, trong khi các bên chả nói được điều gì mới. Sự không nhượng bộ của các bên có nguyên do là tình hình trước bầu cử ở Nga và Mỹ. Tuy nhiên, khả năng tiếp tục đàm phán vẫn còn, song các triệu chứng của sự mất tin tưởng lẫn nhau và triển vọng chạy đua vũ khí hạt nhân là rất rõ.

4. Nga triển khai hoàn chính các vệ tinh định vị GLONASS

Các vệ tinh của hệ thống định vị toàn câu GLONASS của Nga bảo đảm cung cấp tín hiệu xác định tọa độ trên toàn cầu. Hiện trên các quỹ đạo có 31 vệ tinh Glonass và Glonass-K, 24 vệ tinh trong số đó đang làm việc theo chức năng. Việc hiệu chỉnh tín hiệu được thực hiện nhờ 2 vệ tinh Luch và các trạm hiệu chỉnh mặt đất. Trong những tháng tới, độ chính xác định vị sẽ đạt 1 m, tức là gần như bằng với độ chính xác của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Navstаr/GPS của Mỹ.

5. Nội chiến ở Côte d'Ivoire chấm dứt

Cuộc nội chiến ở Côte d'Ivoire thực tế diễn ra với những giai đoạn ngừng nghỉ từ năm 2000. Sự bùng phát cuối cùng xảy ra sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, khi vị tổng thống thất cử Loran Gbagbo không chịu thừa nhận chiến thắng của đối thủ Alasana Ouattara. Thế là mở màn cuộc chiến giữa miền bắc theo đạo Hồi và miền nam theo Thiên Chúa giáo là các khu vực ủng hộ các vị tổng thống của mình. Cộng đồng thế giới ủng hộ nhân vật Hồi giáo Ouattara vì nhân vật Thiên Chúa giáo Gbagbo, người mà năm 2002 đã mời lính gìn giữ hòa bình Pháp, song cũng chính ông ta tấn công họ và kích động các vụ tàn sát chống Pháp. Vẫn như mọi khi, Nga đứng về phía vị tổng thống “chính thức” và lại thất bại như thường lệ.

Tình hình căng lên khi vào tháng 2, quân đội và cảnh sát của Gbagbo xả súng vào cuộc mít tinh hòa bình của phe đối lập. Sau đó, các đơn vị của Ouattara chuyển sang tấn công. Lính đánh thuê Liberia đã tham chiến ở cả hai phía. Lính gìn giữ hòa bình Pháp nhảy vào vòng chiến với cớ bảo vệ dân thường và công dân Pháp. Ngày 10.4, Gbagbo đầu hàng lính đặc nhiệm Pháp. Nay thì phiên tòa đang chờ đón ông ta. Cả hai phía đối địch đều tiến hành các vụ giết chóc hàng loạt, kể cả đối với dân thường, và cướp bóc. Lính Pháp có vai trò quyết định trong thắng lợi của Ouattara.

6. Quân đội Đức bắt đầu cải cách

Quân đội Đức (Bundeswehr), quân đội lớn nhất Tây Âu đang trong quá trình cải cách. Người ta quyết tâm làm cho Bundeswehr đáp phó tốt hơn các mối đe dọa hiện tại như các cuộc chiến chống khủng bộ và cục bộ, nâng cao chất lượng binh sĩ và chỉ huy, phi quan liêu hóa các bộ chỉ huy và nâng cao hiệu quả chung.

Năm 2011, Đức đã thực hiện đợt tuyển quân nghĩa vụ lớn cuối cùng với thời hạn phục vụ 6 tháng. Từ nay, Bundeswehr dự định chỉ tuyển quân hợp đồng, nhưng vẫn duy trì 5.000 chỗ cho lính nghĩa vụ. Quân số quân đội Đức sẽ giảm không dưới 20%, tức là đến 200.000 người.

Cuộc cải cách đang diễn ra công khai, các kế hoạch và việc thực hiện được thảo luận và xác định tại Quốc hội Đức. Những người phản đối cải cách cho rằng, Bundeswehr sẽ biến thành một quân đội viễn chính, chứ không phải để bảo vệ đất nước. Họ đòi duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với tất cả các công dân.

7. Mỹ thử vũ khí siêu vượt âm

Ngày 17.11, Mỹ đã lần đầu tiên thử nghiệm thành công vũ khí siêu vượt âm. Mẫu chế thử máy bay Falcon HTV-2 đã được phóng bằng tên lửa đẩy IV và tăng tốc đến tốc độ 20М. Sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, HTV-2 chuyển sang bay liệng ở tầng trên khí quyển ở tốc độ siêu vượt âm. Trong nửa giờ, HTV-2 đã vượt qua 3.700 km, khẳng định các tham số bay mà các nhà thiết kế đã nêu lên. Cuộc thử nghiệm thành công mở đường cho việc chế tạo đầu đạn siêu vượt âm có thể từ lãnh thổ Mỹ bay đến bất cứ điểm nào trên trái đất trong vòng 60 phút.

8. Giải thoát hạ sĩ quan Shalit

Israel đã đánh đổi hơn 1.00 tù nhân Palestine lấy duy nhất hạ sĩ quan Gilad Shalit bị nhóm HAMAS bắt cóc 5 năm trước. Trong số các tù nhân được thả có không ít những kẻ được cho là đã tổ chức và thực hiện các vụ tấn công khủng bố, kể cả những kẻ giết người bị kết án chung thân. Israel một lần nữa chứng rò họ sẵn sàng có những hy sinh và nhượng bộ rất lớn để cứu mạng các công dân của mình. Còn những kẻ khủng bố thì biết chắc rằng, trong tương lai luôn có thể được tự do dù có gây tội ác ghê gớm đến đâu. HAMAS đã tuyên bố bắt tù binh các binh sĩ Israel là nhiệm vụ chiến lược của họ. Việc giải thoát hạ sĩ Shalit nói cho cùng là chiến thắng của các lực lượng bị cho là khủng bố ở Cận Đông. 

9. Đặc nhiệm Mỹ hạ thủ bin Laden

Trong chiến dịch đặc biệt ngày 2.5.2011 trên lãnh thổ Pakistan, đặc nhiệm Mỹ dã tiêu diệt phần tử khủng bố số 1 thế giới, kẻ cầm đầu và cổ vũ tinh thần của mạng lưới khủng bố Al Qaeda Osma bin Laden.

Cuộc săn lùng bin Laden kéo dài 10 năm kể từ cuộc tấn công khủng bố ngày 11.9.2001.

Vụ tấn công hạ sát bin Laden được tiến hành bí mật với chính phủ Pakistan làm tổn hại hơn nữa quan hệ giữa Washingtonv và Islamabad.

Cái chết của thủ lĩnh bin Laden không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Al Qaeda. 

10. Iran tóm cổ máy bay không người lái (UAV) siêu mật RQ-170 của Mỹ

Ngày 4.12.2011, báo chí đưa tin, các phương tiện tác chiến điện tử Iran đã “hạ cánh” chiếc máy bay không người lái (UAV) do thám tàng hình RQ-170 Sentinel của Mỹ.

Máy bay này bí mật đến nỗi đến tận năm 2009, Mỹ vẫn không thừa nhận sự tồn tại của nó. Phía Iran tuyên bố dự định giải mã chiếc RQ-170 để sao chép và cải tiến nó trong khuôn khổ chương trình phát triển UAV của mình. Không loại trừ, họ sẽ huy động các chuyên gia Nga và Trung Quốc tham gia giải mã chiếc UAV Mỹ.

Vụ này cho thấy, vũ khí công nghệ cao có thể bị vô hiệu hóa mà không cần hỏa lực bằng các công nghệ cao khác. Việc phát triển các phương tiện đối kháng điện tử chống vũ khí chính xác cao và các phương pháp sử dụng chúng trong chiến đấu hiện đang trở thành một trong những hướng phát triển vũ khí trang bị ưu tiên.

  • Nguồn: NVO, 30.12.11.
Nam Xương