In bài này
Vũ khí càng ‘ngu” càng khó trị
Thứ Ba, 09/08/2011 - 1:43 PM
Mấy chục năm sau khi xuất hiện trên chiến trường, loại súng công nghệ khá thấp RPG-7 (B41) vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với trực thăng.

Một chiếc CH-47 Chinook cũng đã bị phiến quân Taliban bắn rơi trong tháng 7.2011 bằng súng RPG-7 làm 2 lính bị thương.

Tháng trước có tin hãng ITT phát triển loại laser dùng để bảo vệ trực thăng chống tên lửa phòng không. Nhưng hiện thời, nó dường như chỉ có thể đối phó được với các vũ khí tương đối “thông minh” như tên lửa có điều khiển. Vụ bắn rơi chiếc MH-47E hôm 6.8.2011 giết chết 38 binh sĩ, trong đó có 31 lính đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ, đơn vị đã giết chết trùm khủng bố Osama bin Laden ngày 2.5.2011. Đây là tổn thất đơn lẻ lớn nhất của quân đội Mỹ và NATO trong 10 năm cuộc chiến Afghanistan.

Lầu Năm góc hôm thứ hai thông báo, một chiếc trực thăng CH-47 Chinook của Lục quân Mỹ đã bị bắn rơi có lẻ bởi một quả đạn rocket không điều khiển, thô sơ, nhiều khả năng là bắn đi bằng súng chống tăng huyền thoại RPG-7.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận loại súng cổ lỗ RPG-7 là một trong những vũ khí nhỏ khó đối phó nhất cùng với các vũ khí bộ binh đơn giản. Nếu một trực thăng bay đủ chậm và thấp thì đối phương hoàn toàn cơ hội ít nhất là gây hư hỏng cho nó bằng một khẩu RPG-7 hoặc một khẩu súng trường.

Ở Iraq và Afghanistan, các trực thăng vận tải Mỹ thường hoạt động khi có các trực thăng tiến công AH-1 Cobra (Thủy quân lục chiến Mỹ) hoặc AH-64 Apache (Lục quân Mỹ) hộ tống. Các trực thăng này có nhiệm vụ bảo đảm các bãi đổ bộ là an toàn trước khi đổ quân xuống. Song không phải lúc nào cũng sẵn có các trực thăng vũ trang này.

Về lý thuyết, có thể sử dụng biện pháp đối phó laser để chống các rocket (không điều khiển). Song lúc đó, laser phải đủ mạnh để tiêu diệt rocket, phải tăng nhiều trọng lượng máy bay và có nguồn năng lượng mạnh hơn nếu các sensor có thể phát hiện và bám quả đạn RPG bay tới. Đó là một thách thức lớn, song sau thảm họa vừa qua, việc người ta lại quan tâm đến một hệ thống như vậy không có gì đáng ngạc nhiên.

  • Nguồn: Theo Defense Tech, 6, 8.8.2011.
Nam Xương