In bài này
Trung Quốc đe dọa công nghiệp quốc phòng Nga
Thứ Ba, 10/05/2011 - 11:31 AM
Sự cạnh tranh gia tăng từ phía Trung Quốc trên thị trường vũ khí thế giới là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (TsAST, Nga) Ruslan Pukhov nhận định.

Máy bay vận tải Y-8 làm nhái An-12 của Liên Xô là mặt hàng bán chạy của Trung Quốc

“Trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, Nga và Trung Quốc cùng hướng đến những thị trường khu vực giống nhau, đó là các nước lớn đang phát triển đang cố gắng duy trì đường lối chính trị-quân sự tương đối độc lập với các nước phương Tây”, - ông Pukhov nói.
Theo ông, ưu thế lớn của Trung Quốc so với Nga “không chỉ ở chỗ quy mô nền kinh tế lớn hơn Nga, mà cả sự tương hỗ lớn hơn của nền kinh tế Trung Quốc với nền kinh tế các khách hàng nhập khẩu tiềm tàng mua vũ khí Trung Quốc và Nga”.
Ông Pukhov cho rằng, “Trung Quốc đang trở thành một trong những khách hàng lớn nhập khẩu nguyên liệu của các nước Cận Đông, Mỹ Latinh và châu Phi khi liên tục tăng cường đầu tư vào các nước này”.
Nga, trái lại, là nước xuất khẩu nguyên liệu thô và nhiều khi trực tiếp hoặc gián tiếp cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu với các nước mua vũ khí của mình, chẳng hạn như với Algeria, Turkmenistan, Venezuela.
Khách hàng thương mại chủ yếu của Nga vẫn là EU, còn kim ngạch thương mại với các nước đang phát triển, trừ Trung Quốc, là không đáng lớn. Đầu tư của Nga ở các đang phát triển là các dự án khai thác và chế biến khoáng sản.
Mặt khác, “chính sách của Trung Quốc đang gây những lo ngại ngày càng lớn từ phía các nước lân bang Đông Nam Á, điều đó mang lại những cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu Nga”.
Việc Trung Quốc và Pakistan tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự giúp làm tăng khối lượng thị trường Ấn Độ vốn có ý nghĩa quan trọng đối với Nga. Sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã buộc Việt Nam trở thành một trong những đối tác chủ chốt của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Với cùng nguyên nhâ, Myanmar, vốn là đối tác truyền thống của Trung Quốc, vào năm 2009 đã quyết định chọn MiG-29 của Nga mặc dù phía Trung Quốc đưa ra các đề xuất thầu rất có lợi.
“Ngoài ra, trong tương lai gần, xuất khẩu quân sự của Trung Quốc sẽ gắn với các ưu tiên toàn cầu của đường lối đối ngoại của Trung Quốc, điều này đang diễn ra trong trường hợp nước Mỹ, và trước đây là với Liên Xô, điều đó sẽ thu hẹp không gian cơ động dành cho hệ thống hợp tác kỹ thuật quân sự của Trung Quốc và sẽ có lợi cho các nhà cung cấp vũ khí Nga”, - ông Pukhov kết luận.

  • Nguồn: RIA Novosti, 3.5.2011.
Đại Việt