In bài này
Phòng không Libya chống NATO: Đánh giá so sánh
Thứ Năm, 31/03/2011 - 6:46 AM
Không quân NATO hầu như không bị tổn thất trong chiến dịch chống Libya đúng như dự đoán của đa số các chuyên gia quân sự.

Tại sao vũ khí phòng không Libya lại có hiệu quả thấp thể mặc dù đến trước thời điểm bắt đầu chiến sự, vũ khí họ có không phải là quá lạc hậu? DVO giới thiệu bài viết “Phòng không Libya chống liên quân NATO: Đánh giá so sánh”của Dmitri Tymchuk, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị-quân sự (Kiev, Ukraine), đăng trên hvylya.org, 20.3.2011.

Việc các nước phương Tây phát động chiến dịch quân sự chống Libya đặt ra không ít câu hỏi về vấn đề lập kế hoạch chiến dịch. Những cuộc tấn công đầu tiên của Không quân Pháp vào các mục tiêu trên lãnh thổ Libya không phải là nhằm vào các mục tiêu quân sự quan trọng và lực lượng phòng không bảo vệ  các mục tiêu này, mà là vào những xe tăng-thiết giáp đơn lẻ, các đòn không kích sau đó của liên quân (nếu căn cứ thông tin của báo chí Libya và châu Âu) - cũng là nhằm vào các mục tiêu khó coi là hàng đầu.

Các phi công Pháp đã hành động như vậy có lẽ là do không có thông tin tình báo về vị trí triển khai của các đơn vị phòng không Libya. Tuy nhiên, diễn biển sau đó của chiến dịch loại trừ khả năng đó, - như ta đã biết, ở giai đoạn ban đầu của chiến dịch, ít nhất đã có 5 máy bay trinh sát của các nước NATO được huy động, còn các đơn vị của tình báo chiến lược (đặc nhiệm) của Mỹ và Anh, theo một số nguồn tin, đã hoạt động trên lãnh thổ Libya từ cuối tháng 2.2011. Ngoài ra, kiểu gì họ cũng biết đích xác vị trí các căn cứ không quân chính của Không quân Libya (các căn cứ không quân Metiga (Tripoli), Benghazi, Ghat, Tobruk, Sabhah, Al Bayda và El Adem).
 
Việc không thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các căn cứ này mà lẽ ra sẽ phải diễn ra ngay trong những phút đầu sau khi chiến dịch mở màn rõ ràng là do sự sợ hãi không đâu của quân đội phương Tây trước phòng không Libya.
 
Ở đây, nên nhớ lại diễn biến mới đây. Ngay từ đầu tháng 3.2011, khi bắt đầu thảo luận các phương án đóng không phận và phát động một chiến dịch quân sự có thể của các nước phương Tây chống Libya, đã có những đánh giá khác nhau về tình trạng của phòng không Libya. Gây thắc mắc nhiều nhất là cuộc thảo luận giữa các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Anh bị lọt lên mặt báo. Trong đó, người đứng đầu Lầu Năm góc Robert Gates, khi phát biểu tại Quốc hội Mỹ, tuyên bố một cách rất có lý rằng, để phát động chiến dịch đóng cửa không phận Libya, trước tiên cần phải tiêu diệt các hệ thống phòng không của nước này.

Còn khi trả lời phỏng vấn BBC, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox, đáp lại tuyên bố của ông Gates, đã nói rằng, việc tiêu diệt trước các phương tiện phòng không Libya chỉ là một trong các phương án có thể nhằm thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Libya. Khi nói về các phương án khác, ông Fox thốt ra một thứ khó hiểu từ góc độ quân sự. “Thay vì loại khỏi vòng chiến các hệ thống phòng không, có thể nói với (Gaddafi): “Nếu như các radar phòng thủ của ông mà hướng vào các máy bay của chúng tôi, chúng tôi sẽ coi đó như những hành động thù địch và sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp. Cần xem xét mọi khả năng có thể ”, - ông Fox nhấn mạnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh có ý gì thì thật khó nói. Một cái quyền thiêng liêng và trách nhiệm của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, dù hung hăng, hiếu chiến thế nào và tình hình chính trị-quân sự trong khu vực ra sao, là kiểm soát không phận của mình như một bộ phận lãnh thổ có chủ quyền của quốc gia. Để tránh tình huống “các radar phòng thủ của ông mà hướng vào các máy bay của chúng tôi”, quốc gia đó phải tắt tất cả các khí tài của các đơn vị radar phòng không của mình để cho không phận nước mình hoàn toàn không được kiểm soát. Đây thậm chí không phải là ngu ngốc mà là cực kỳ ngu ngốc.

Trong khi đó, những lo lắng của các nước phương Tây về phòng không Libya là không có cơ sở. Theo đánh giá vừa phải, trong biên chế phòng không Libya hiện có:

Máy bay tiêm kích:

-
30 MiG-21, 100 MiG-23, 50 MiG-25;
- 25 máy bay tiêm kích chiến thuật Su-17 và Su-22.

(Còn nếu như nói đến các con số tối đa thì theo số liệu của Lầu Năm góc, Gaddafi ở các thời điểm khác nhau đã mua gần 420 máy bay chiến đấu, trong đó có 79 Mirage của Pháp, 50 MiG-21, 113 MiG-23, 60 MiG-25 và 45 Su-20/22 của Liên Xô. Theo các chuyên gia phân tích của Trung tâm nghiên cứu Global Security ở Washington thì hơn một nửa số máy bay trên vì các lý do khác nhau không còn sử dụng được).

Tên lửa phòng không:

- Không dưới 4 đại đội (24 bệ phóng) S-200А Angara (còn theo một số nguồn tin thì có tới 8 đại đội với 48 bệ phóng);
- Đến 12 đại đội (до 132 bệ phóng) S-125 Pechora;
- 15 đại đội (90 bệ phóng) S-75

(Tất cả các hệ thống S-75 và S-125 đều đã được hiện đại hóa bằng cách lắp các hệ thống ngắm quang-điện tử 2 kênh tự động bám mục tiêu ngày/đêm Karat);

- 5 đại đội (20 bệ phóng) tên lửa phòng không 2К12 Kvadrat;
- Không dưới 50 bệ phóng tên lửa phòng không 9К33 Osa и 9К33М3 Osa-AKM;
- 25 bệ phóng tên lửa phòng không Crotale;
- Gần 100 bệ phóng tên lửa phòng không 9К31 Strela-1 và 9К35 Strela-10;
- Khoảng 3.000 hệ thống tên lửa phòng không vác vai Strela-2/2М, Strela-3, Igla-1) và 600 pháo phòng không (trong đó có không dưới 200 pháo tự hành 23 mm ZSU-23-4 Shilka).

Cộng thêm vào số này là các vũ khí mới được các nước EU cung cấp gần đây và mỉa mai là nay chính họ lại tham gia tích cực nhất vào cuộc tiến công chống Libya.

Ví dụ, những năm gần đây, Pháp đã tích cực đấu tranh cạnh tranh giành giật các đơn hàng mua vũ khí của Libya để cố gắng đẩy bật Nga ra. Năm 2007, Pháp và Libya đã ký biên bản ghi nhớ về các vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự, theo đó Pháp được đặc quyền đàm phán cung capas cho Libya lượng vũ khí tổng trị giá 4,5 tỷ Euro.

Theo số liệu của Trung tâm Phân tích mua bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), văn kiện này trù tính khả năng cung cấp 35 trực thăng, trong đó có trực thăng EC-725, Fennec và 8 trực thăng yểm trợ hỏa lực Tigré, 1 tiểu đoàn pháo tự hành Caesar 155 mm, gần 100 xe thiết giáp của Nexter và Panhard, 50 xe bảo đảm, cũng như hiện đại hóa các radar phòng không và 17 tiêm kích Mirage F.1. Về phòng không, công ty Dassaulr Aviation cũng của Pháp đã chuẩn bị đề xuất cung cấp cho Libya 14 tiêm kích đa năng Rafale – các máy bay này sẽ cạnh tranh với các máy bay Nga.

Hiện chưa rõ đã có phần nào của các kế hoạch này đã được thực hiện. Liên quan những đợt chuyển giao vũ khí trang bị phòng không được ghi nhận, thì vào năm 2006, Pháp đã ký với Libya hợp đồng và cung cấp vào năm 2010 12 tiêm kích Mirage F.1 trị giá 180 triệu USD.

Ngoài Pháp, một thành viên khác của liên quân chống Libya là Tây Ban Nha cũng đã ký với Libya hợp đồng năm 2005 và đã cung cấp vào năm 2007 radar phòng không Lanza-3D trị giá 10 triệu USD. Libya đứng thứ ba về chi phí quân sự ở khu vực Bắc và Đông Bắc Phi với mức chi phí năm 2008 là 1,9 tỷ USD (1,9% GDP), còn giai đoạn 2001-2008 là 7,179 tỷ USD (2,0% GDP).

Gaddafi đã hơi chậm với việc mua sắm vũ khí từ Nga mà lẽ ra chúng sẽ tăng cường mạnh mẽ sức mạnh của phòng không Libya. Ví dụ, Nga đã không kịp cung cấp cho Libya một lô lớn vũ khí trị giá 1,8 tỷ USD theo các thỏa thuận ban đầu đã đạt được. Nằm trong gói vũ khí này lẽ ra sẽ có các hợp đồng bán hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 (4 tiểu đoàn) và hệ thống tên lửa phòng không Tor-М1 (20 hệ thống), sửa chữa mấy chục hệ thống S-125 Pechora và Osa-AKM. Nga cũng đã đàm phán về việc cung cấp cho Libya 4 tiêm kích Su-30МК và 12-24 chiếc Su-35.

Liên quan đến các vũ khí phòng không hiện có của Libya thì mối đe dọa lớn nhất đối với không quân liên quân là các hệ thống S-200. Tuy được sản xuất từ lâu, hệ thống này vẫn có khả năng tác chiến khá hiệu quả chống tên lửa hành trình mà nay đang là vũ khí chủ lực được liên quân sử dụng chống Libya. Trong điều kiện máy bay đối phương gây nhiễu, S-200 cũng “nhìn thấy” chúng thậm chí còn tốt hơn như những nguồn phát bức xạ.

Theo thông tin của các chuyên gia Liên Xô, chiến dịch El Dorado Canyon của Không quân Mỹ chống Libya ngày 16.4.1986, khi các thành phố Tripoli và Benghazi bị không kích, đã cho thấy bộ đội phòng không Libya được huấn luyện kém và trình độ chuyên môn thấp của cấp chỉ huy quân đội Libya. Vấn đề này vẫn còn để ngỏ vì khi cải cách lực lượng vũ trang Libya, ông Gaddafi dựa vào ý tưởng “nhân dân vũ trang”, sau đó thì các đơn vị cận vệ trở thành lực lượng có sức chiến đấu nhất. Thật khó nói binh sĩ các đơn vị phòng không Libya được huấn luyện đến mức nào và trạng thái tâm lý-tinh thần của họ ra sao. Nói bộ phận nào trong các vũ khí trang bị phòng không của Libya còn khả năng chiến đấu cũng không phải là dễ.

Cần lưu ý một yếu tố khiến người ta nghi ngờ hiệu quả sử dụng phòng không của Libya chống liên quân phương Tây nếu xét đến việc ngừng chiến dịch quân sự chống Libya sẽ có thể gây tổn thất về người đối với các nước phương Tây. Ví dụ, chiến dịch El Dorado Canyon của Mỹ năm 1986 là chiến dịch gần đây nhất khi mà máy bay Mỹ tiến vào tầm hỏa lực của bộ đội tên lửa phòng không Libya. Kể từ chiến dịch Desert Storm (Bão táp sa mạc) năm 1991 ở Iraq, các nước NATO vẫn đang sử dụng tích cực tên lửa hành trình. Đồng thời, trong cuộc chiến tranh không quân như vậy, phòng không Libya còn bị đe dọa bởi các tên lửa chống radar cao tốc HARM (High-speed Anti-Radar Missile), có khả năng tự dẫn vào các radar cao tần, còn các biến thể cuối còn tự dẫn được vào các radar nhảy tần.

Bên cạnh đó, trong số các thành viên liên minh chống Libya đã hoặc có kế hoạch cho không quân của mình tham gia chiến dịch chống Libya thì có lẽ chỉ có Anh là có các phi công trình độ cao.

Pháp thường huy động vào các cuộc xung đột ở các nơi trên thế giới trước hết là lực lượng trên bộ (Lực lượng lê dương). Kinh nghiệm tác chiến không quân cơ bản người Pháp có được năm 1999 trong chiến dịch của NATO chống Nam Tư, nơi họ đã sử dụng các tiêm kích đa năng Mirage 2000D của Dassault Aviation và Jaguar của SEPECAT, các cường kích trên hạm Super Etandard của Dassault Aviation, cũng như các máy bay Mirage F1CT (ở giai đoạn cuối). Các tiêm kích Jaguar của Pháp được trang bị hệ thống PDLCT-S đã lần đầu tiên thử nghiệm trong thực chiến bom có điều khiển GBU-16 cỡ 450 kg dẫn bằng laser. Thực hiện hơn 1.500 phi vụ chiến đấu, các máy bay tiến công của Pháp đã phóng thả gần 1.000 đơn vị vũ khí chính xác cao. Nhưng hiệu quả các cuộc tấn công đó bị NATO đánh giá là tương đối thấp.

Liên quan đến Tây Ban Nha thì chỉ cấn đánh giá qua trạng thái tâm lý-tinh thần chung của binh sĩ Tây Ban Nha khi tham gia các chiến dịch của Mỹ ở Iraq và NATO ở Afghanistan. Và cả ở đây, người Tây Ban Nha chẳng có gì để khoe khoang vì họ đã và đang không thể hiện được tính chuyên nghiệp đặc biệt hay tinh thần chiến đấu cao.

Bên cạnh đó, ngoài vấn đề tổn thất nhân mạng của liên quân, còn có cả yếu tổ chi phí của chiến dịch quân sự. Không lâu trước khi mở màn không kích Libya, Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments) của Mỹ đã chuẩn bị một báo cáo đánh giá chi phí cho việc tiêu diệt hoàn toàn hay một phần phòng không Libya.

Theo báo cáo này, có 3 phương án chế áp phòng không Libya. Ở phương án tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya, một chiến dịch như vậy NATO sẽ phải tiêu tốn 300 triệu USD/tuần. Một cuộc tập kích ồ ạt một lần vào các trận địa phòng không Libya cần 500 triệu USD đến 1 tỷ USD. Việc tiêu diệt một mục tiêu sẽ tốn trung bình 2 triệu USD, bởi vì với nhiều mục tiêu sẽ phải tiêu hao mấy đơn vị vũ khí chính xác cao đắt tiền.

Thời gian sẽ cho biết các nước châu Âu thuộc NATO, vốn gần đây thường xuyên than phiền chi phí quân sự bị cắt giảm và thiếu kinh phí, sẵn sàng đến mức độ nào cho những phí tổn đó.

Nhân Vũ