In bài này
Vỏ giáp bán chủ động
Chủ Nhật, 27/02/2011 - 1:11 PM
Nhà sáng chế giàu kinh nghiệm Anatoly Ukhov đã liên hệ với ban biên tập báo Sao Đỏ của Bộ Quốc phòng Nga.

Ông đã 2 lần được mời sang Mỹ theo chương trình của Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 1987, và 5 năm trước là được mời sang Israel, nhưng đã từ chối rời khỏi nước Nga. Nhưng ở tổ quốc mình, ông cực kỳ nhọc nhằn trong việc đăng ký các bằng sáng chế cho các phát minh của mình.

Ông đã trao đổi về một trong những sáng chế quan trọng của mình là giáp bán chủ động.

Xe tăng bay T-90S

Theo ông Ukhov thì hiện nay trên thế giới chưa có các loại vỏ giáp tương tự và chưa chế tạo được loại đạn pháo hay tên lửa có thể tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp trang bị loại vỏ giáp này.

Sáng chế này tôi đã mời chào nhiều hãng quốc phòng. Tôi nói: “Các vị cứ đưa những công trình sư hàng đầu đến trước mặt tôi, tôi sẽ giải thích nguyên lý hoạt động, nhưng tôi cần sự bảo đảm”. Nhưng không ai muốn làm việc với tôi theo những điều kiện đó, tất cả đều kiếm cớ nói họ là hãng nhà nước và…, có nghĩa là phải qua cả đống những thủ tục quan liêu hành chính.

Quả thực là ở Nizhny Tagil, nơi đang sản xuất xe tăng, khi hiểu được bản chất vấn đề, họ đã đề nghị tôi làm việc tại phòng sáng chế từ 9 giờ 00-18 giờ 00 và ngoài vỏ giáp thì không làm việc gì khác. Tôi không chấp nhận đề nghị đó, vì tôi đang làm việc trên nhiều hướng đề tài. Hơn nữa, người ta có thể phỗng tay trên các sáng chế của tôi mà chẳng chịu trả tiền, giống như với sáng chế “Vũ khí tự động” số 96111106 của tôi.

Tôi không đặt giá cao cho “vỏ giáp bán chủ động”, nhất là xét đến yếu tố theo giá cả hiện nay trong công nghiệp quốc phòng, 1 xe tăng М1А2 Abrams có giá 4,3 triệu USD, 1 chiếc Т-90 có giá khoảng 70 triệu Rúp.

Theo tính toán của tôi, khả năng chiến đấu của tăng-thiết giáp sẽ tăng 2-2,5 lần nếu ứng dụng công nghệ “vỏ giáp bán chủ động”.

Hiện nay, xe tăng và pháo tự hành của Nga được sản xuất với pháo cỡ nòng tối đa 152 mm. Hầu như không thể bắn các xe này trúng vào cùng một vị trí bằng quả đạn pháo hay tên lửa thứ hai. Người ta cứ nói, quả đạn đầu xuyên phá giáp chủ động và động học, còn quả đạn thứ hai về lý thuyết là xuyên phá giáp chính. Nhưng “một quả đạn không thể 2 lần rơi vào một hố”.

Tốt hơn là dùng đạn hay tên lửa có cỡ từ 175-203 mm. Thậm chí nếu đạn không xuyên được vỏ giáp, nhưng kíp xe vẫn chết và lực xung kích hoặc cơ số đạn trong xe bị kích nổ.

Cũng cần sử dụng “vỏ giáp bán chủ động”, loại vỏ giáp mới mà không đạn pháo hay tên lửa nào xuyên phá nổi vỏ giáp đầu xe như vậy, trừ đạn hay tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Về giá cả và trọng lượng, “vỏ giáp bán chủ động” tương tự giáp chủ động. Cũng có thể dùng giáp sườn xe và đuôi xe, và cần trang bị cho xe tăng 2 thiết bị đã được sử dụng hàng chục năm nay và được cải tiến đến mức hoàn thiện.

Tôi bảo đảm vỏ giáp của tôi sẽ cho phép xe tăng T-72 đối phó được tất cả các xe tăng nước ngoài trong tầm 15-20 năm nữa, đặc biệt là khi thay cả pháo trên xe bằng pháo cỡ nòng lớn hơn”

  • Nguồn: redstar.ru, 6.2.2011.
VNH