In bài này
Xe tăng Nga: Chưa sinh đã tử
Thứ Hai, 06/12/2010 - 9:55 AM
Bộ Quốc phòng Nga từ bỏ hàng loạt dự án cho đến nay vẫn được cho là rất triển vọng

Tiếp xúc với báo chí đầu tháng 4.2010, Thứ trưởng Quốc phòng Nga, Chủ nhiệm trang bị quân đội Nga, Tướng Vladimir Popovkin đưa ra một tuyên bố chấn động. Theo ông, trong số các dự án cho đến nay được coi là rất triển vọng bị chấm dứt có cả dự án thiết kế tăng thế hệ mới lừng danh Т-95 mà người ta đã nói đến rất nhiều trong cả chục năm qua.

Ngoài đề tài Objekt 195 (tức Т-95), công tác nghiên cứu chế tạo pháo tự hành 2 nòng Koalitsya-SV, đề tài chế tạp tháp xe tăng vạn năng Burlak ở Viện thiết kế KBTM ở Omsk để hiện đại hóa các xe tăng sản xuất trước đó dã bị đình chỉ. Bộ Quốc phòng Nga cũng quyết định từ bỏ các kế hoạch mua xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4, pháo chống tăng tự hành 125 mm Sprut-SD và xe chiến đấu yểm trợ tăng BMPT.

Những nghi ngờ về tính hợp lý của việc trang bị cho quân đội Nga xe BMD-4 và pháo chống tăng Sprut-SD trước đó đã được nêu ra. Những loại xe bọc thép nhẹ này, nhưng có vũ khí mạnh không thật phù hợp với khái niệm xây dựng quân đội Nga hiện nay. Còn việc từ chối xe chiến đấu yểm trợ tăng BMPT và tăng chủ lực thế hệ mới thật sự là bất ngờ.

Trong thình thế đó, đáng tiếc nhất là BMPT. Xe này được hãng chế tạo ở Nizhny Tagil tự đầu tư phát triển trên cơ sở phân tích kinh nghiệm sử dụng tăng-thiết giáp ở Afghanistan và Chechnya. Tức là BMPT dùng để tác chiến trong điều kiện xung đột cục bộ, không phân biệt rõ ràng chiến tuyến, một tiêu chí xây dựng quân đội Nga hiện nay. Quả thực, việc sử dụng loại xe mới trong quân đội Nga đòi hỏi áp dụng các thủ đoạn chiến thuật mới. Nhưng giới quân sự vì lý do nào đó không muốn làm việc đó.

Liên quan đến Т-95, dự án này rõ ràng là nạn nhân của sự sụp đổ Liên Xô và cuộc khủng hoảng hệ thống sau đó trong thập kỷ 1990. Trong khi Bộ Quốc phòng Nga chẳng có tiền đặt hàng mua vũ khí trang bị mới, xe tăng này đã kịp lạc hậu, còn công nghiệp quốc phòng Nga thì mất đi sự hùng mạnh một thời cần để cho ra đời sản phẩm khá phức tạp về kỹ thuật này. Vậy là việc thực hiện một dự án được ấp ủ gần 30 năm cuối cùng trở nên không hợp lý. Năm 2008, khi người ta nói đến việc chuẩn bị nhận Т-95 vào trang bị, tạp chí VPK đã nghi ngờ xe tăng mới có thể được sản xuất loạt ở dạng mà các chuyên gia Nga hình dùng trong suốt thập kỷ qua. Nhưng thực tế đã tàn nhẫn hơn nhiều. Trong tương lai gần, theo ông Popovkin, quân đội Nga sẽ chỉ hài lòng với biến thể hiện đại hóa của Т-90.

Theo hãng Interfax-AVN, Thứ trưởng Quốc phòng Nga đã cho biết, hiện Nga đang tiến hành hiện đại hóa toàn diện Т-90 nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu, trang bị hệ thống nhìn đêm mới cho xe, “đưa khoang chiến đấu hiện đang chứa đạn ra khỏi cabin xe tăng”. Vỏ giáp cũng đang được hoàn thiện, kể cả giáp phản ứng nổ. Ông nhấn mạnh hãng đang hiện đại hóa T-90 cam kết sẽ hoàn thành công việc vào cuối năm 2010.

Đáng tiếc là không thể tiếp cận các quan chức của Uralvagonzavod và Viên thiết kế chế tạo máy vận tải Ural  để họ bình luận về những thay đổi trong diện mạo của Т-90. Tuy nhiên, rõ ràng, ở đây nói đến việc đưa vào sản xuất loạt tăng Objekt 188М đã được giới thiệu cho Thủ tướng V. Putin cuối năm ngoái ở Nizhny Tagil.

Ở xe này, bị thay đổi nhiều nhất là khoang chiến đấu. Tháp xe dài hơn, vỏ giáp của tháp được gia cường: không còn các khu vực hiểm yếu ở hình chiếu bên, một phần cơ số đạn được chuyển từ thân xe ra đuôi. Máy nạp đạn tự động được cải tiến để sử dụng đạn xuyên giáp dưới cỡ dài hơn. Tháp được lắp pháo 2А82 có tính năng đường đạn tốt hơn họ pháo 2А46. Trưởng xe được trang bị hệ thống ngắm 3 kênh hiện đại với thiết bị ảnh nhiệt. Trên thân Т-90 cải tiến lắp vỏ giáp phức hợp cho tầm giáp đầu xe. Theo một số nguồn tin, lái xe sử dụng vô-lăng thay vì các cần lái truyền thống dùng để lái hướng.

Việc từ bỏ xe tăng Т-95 không phải là thảm họa đối với trường phái xe tăng Nga. Cuộc sống không dậm chân tại chỗ và các công trình sự nhất định sẽ nhận được đơn đặt hành phát triển tăng chủ lực thế hệ mới. Quan trọng nhất là tiền dành cho việc đó được chi đúng lúc và đầy đủ, nếu không dự án lại lâm vào cảnh chưa sinh đã tử.

  • Nguồn: Chưa sinh đã lão / Ivan Karev // VPK, N.15 (331), 21.4.2010.
PM