In bài này
Kế hoạch hiện đại hóa của Không quân Indonesia
Thứ Hai, 06/12/2010 - 7:34 AM
Indonesia dự định mua sắm máy bay huấn luyện và muốn mở rộng lực lượng máy bay tiêm kích, đổi mới máy bay vận tải và trực thăng, tổng quan mới đây của Aviation Week cho hay.

Máy bay huấn luyện chiến đấu

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho hay, lọt vào vòng cuối cuộc thầu cung cấp máy bay huấn luyện chiến đấu cho Không quân nước này là Т-50 của Hàn Quốc, Yak-130 của Nga và L-159 của Czech. Sắp tới sẽ xác định loại máy bay thắng cuộc, Indonesia sẽ mua 16 máy bay đủ cho một phi đội đủ, ông Purnomo Yusgiantoro cho biết, song không nêu thời hạn cụ thể nào.

“Chúng tôi cần máy bay huấn luyện chiến đấu phù hợp để huấn luyện, cũng như làm nhiệm vụ máy bay đánh chặn hạng nhẹ”.

Theo ông Purnomo Yusgiantoro, một nửa đội máy bay huấn luyện chiến đấu Hawk của Indonesia bị chết dí trên mặt đất vì nước này gặp khó khăn về phụ tùng, thiết bị cho chúng. Những lời thỉnh cầu đề nghị tin tưởng gửi đến BAE vẫn không mang lại hiệu quả cần thiết và nếu tình hình không chuyển biến, Indonesia dự định từ bỏ Hawk mãi mãi, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia cho biết.

Ông Purnomo Yusgiantoro cho biết, máy bay Hàn Quốc được ưu ái trong cuộc thầu vì quan hệ với nước này có tầm quan trọng chiến lược đối với Indonesia. Không quân Indonesia xác định loại máy bay thắng thầu từ góc độ phù hợp nhất với các yêu cầu và sau đó quyết định đó phải được Bộ Tư lệnh Không quân và Bộ Quốc phòng thông qua. Bộ Quốc phòng đưa ra quyết định có tính đến các quan điểm của ban lãnh đạo quốc gia.

Máy bay tiêm kích

Tháng 7.2010, Hàn Quốc và Indonesia đã ký biên bản ghi nhớ về vấn đề hợp tác phát triển tiêm kích KF-X với sự tham gia của công ty quốc doanh Indonesian Aerospace. Indonesia dự định bắt đầu đưa KF-X vào trang bị cho không quân từ năm 2025 để thay thế số F-16 của Lockheed Martin hiện có.

Tuy vậy, trong tương lai gần, Lockheed Martin cũng vẫn có lợi. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, “hiện nay, kinh phí đã được cấp để mua F-16 mới hoặc đã qua sử dụng. Ở trường hợp thứ hai (mua máy bay cũ), có thể mua được nhiều hơn, chúng tôi cũng quan tâm đến việc tự lực (với sự giúp đỡ nhất định của nước ngoài) hiện đại hóa”. Song trong trường hợp đó, sẽ phải lưu ý đến vòng đời của các máy bay. Indonesia có F-16 A/B Block 15 - ông Purnomo Yusgiantoro khẳng định, có nghĩa là có ý định hiện đại hóa chúng.

Lệnh cấm vận của Mỹ đối với Indonesia đã được dỡ bỏ, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề có tính kỹ thuật. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia khẳng định, Indonesia luôn luôn có thể nhờ các nhà cung cấp khác giúp hiện đại hóa máy bay: “Có Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ có đội máy bay F-16 lớn nhất sau Mỹ ”.
Indonesia dự định mua thêm 6 máy bay Su-30 bổ sung cho 10 chiếc hiện có đủ cho 1phi đội.

Trực thăng

Bell Helicopter và Eurocopter mới đây đã nhận được các hợp đồng. Indonesian Aerospace sẽ tham gia sản xuất các trực thăng đặt mua gồm: 24 Bell 412EP và một số Eurocopter AS332 Super Puma.

Trong tương lai, dự kiến mua các trực thăng chống ngầm để triển khai trên các tàu corvette mới mua Sigma 9113 (đã nhận 4 chiếc, chiếc thứ 5 đang đóng).
Máy bay vận tải

Indonesia dự định hiện đại hóa các máy bay C-130 cũ của Lockheed và hy vọng mua CN-235 do Indonesian Aerospace sản xuất. Họ cũng muốn thay thế số Fokker F27 hiện có dự kiến bằng CN-295 của EADS CASA.

  • Nguồn: Aviation Week, 3.12.2010; P2, 5.12.2010.
PM