In bài này
Su hết thời, Tiêm lên ngôi???
Thứ Tư, 24/11/2010 - 5:18 PM
Trung Quốc đang tìm cách thay thế máy bay Nga và phát triển hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu tương tự GLONASS.

Không có động cơ Nga, niềm kiêu hãnh J-10 có bay được không?

Ngày 21.11.2010, triển lãm thứ 8 Airshow China 2010 quy mô nhất từ khi được tổ chức từ năm 1996 в đã kết thúc tại thành phố Chu Hải, miền nam Trung Quốc. Tham gia triển lãm có gần 600 công ty từ 35 quốc gia.

Hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga với Trung Quốc đang tiến triển không tốt đối với Nga: ngay sau khi triển lãm khai mạc, một đại diện của Rosoboronoexport đã thừa nhận rằng, trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc gần đây, trọng tâm đã chuyển dịch từ mua thành phầm sang cung cấp dịch vụ hậu mãi cho vũ khí trang bị đã bán. Trong 15 năm qua, riêng các máy bay Su, Nga đã bán cho Trung Quốc gần 280 chiếc. “Thị trường đã bão hòa. Vũ khí trang bị có dự trữ bảo hành. Tuổi thọ danh định lên đến 30 năm. Chúng tôi không thể năm nào cũng cung cấp được vũ khí trang bị mới”, - trưởng đoàn Rosoboronoexport Sergei Kornev nói.

Mặc dù vậy, Nga tiếp tục thực hiện hợp đồng sản xuất theo giấy phép 200 tiêm kích Su-27 tại Trung Quốc, đã chuyển giao 105 bộ linh kiện, chỉ còn lại 95 bộ. Đã xuất hiện những bất đồng, nay thì họ run, nhưng hợp đồng năm 1996 họ đã không ngừng lại. Mặc dù Trung Quốc đã có nhiều máy bay tiêm kích Sukhoi, nhưng hợp đồng xuất khẩu đầu tiên tiêm kích Su-35 sang Trung Quốc đang chín muồi. Hợp đồng này có thể được ký trước giữa năm 2011, Phó Giám đốc công ty Sukhoi và trưởng văn phòng đại diện công ty này (mở năm 2005) ở Bắc Kinh Sergei Sergeyev cho biết. Theo báo chí, các ứng viên chính mua Su-35 có Trung Quốc, Libya và Venezuela.

Su-35 là tiêm kích đa năng hiện đại hóa sâu, siêu cơ động, thế hệ 4++. Nó sử dụng các công nghệ của thế hệ 5 bảo đảm ưu thế trước các tiêm kích cùng loại.

Tuy nhiên, công ty Sukhoi bác bỏ thông tin trên báo Hong Kong về việc nối lại đàm phán bán tiêm kích trên hạm Su-33 cho Trung Quốc. “Chúng tôi đã kết thúc đàm phán về máy bay trên hạm 2 năm trước và từ đó không còn quay lại chủ đề đó”, - ông Sergei Sergeyev nói tại triển lãm Chu Hải. Việc đàm phán lâm vào bế tắc do bất đồng về số lượng tối thiểu của lô máy bay sẽ mua bán. Hơn nữa, các máy bay này cũng từ lâu không còn được sản xuất, còn ở Trung Quốc thì đã xuất hiện 2 loại tiêm kích trên hạm. Một trong số đó được chế tạo nhái theo chính Su-33 - dựa trên mẫu chế thử T10K thời Liên Xô mua từ Ukraine.

Ukraine đang phấn đấu củng cố vị trí trên thị trường vũ khí Trung Quốc. Năm 2011, họ dự định mở văn phòng đại diện hãng chế tạo máy bay Antonov tại Bắc Kinh. Các nhà chế tạo máy bay Ukraine đã bay tới Chu Hải trên một chiếc An-148 mới (trong khi đoàn Nga bay đến bằng máy bay hành khách công cộng). An-148 dã thực hiện một chuyến bay trình diễn ở đây. Máy bay này được chế tạo với sự hợp tác của Nga. Họ đã cùng đàm phán với các khách hàng Trung Quốc quan tâm tới An-148.

Lần đầu tiên và mới chỉ ở bãi đỗ tĩnh đã giới thiệu máy bay huấn luyện cơ bản mới L-7 của Nga-Trung. Ở Nga, máy bay này có tên Yak-152. Đây là sản phẩm của 2 tập đoàn Irkut (Nga) và Hồng Đô (Trung Quốc). Máy bay này có thể dùng để huấn luyện cho cả phi công quân sự và dân sự. Máy bay có thể chịu quá tải đến 9 G.

Đây cũng là lần đầu tiên một máy bay huấn luyện loại này trên thế giới được lắp ghế thoát hiểm (ghế phóng). Dự kiến L-7 sẽ cất cánh trước cuối năm nay. Theo đánh giá của các chuyên gia marketing Nga và Trung Quốc, thị trường của máy bay mới là vài ngàn chiếc. Máy bay đã được đưa vào dự thảo chương trình trang bị đến năm 2020 để cung cấp cho Không quân Nga. Không quân Trung Quốc cũng sẽ mua máy bay này.

Nga dự định chào bán cho Trung Quốc máy bay vận tải quân sự mới Il-476. Máy bay này được triển khai sản xuất ở Ulyanovsk. Đây sẽ là Il-76 hiện đại hóa sâu và là máy bay thế hệ mới. Đồng thời, hai bên tiếp tục tham vấn về triển vọng hợp tác phát triển trực thăng vận tải hạng nặng, nhưng hiện chưa có chuyển biến thực sự trong dự án này.

Trong khi đó, bản thân Trung Quốc đang trở thành nhà sản xuất máy bay dân dụng. Máy bay chở khách tầm trung C919 của họ đã tìm được những khách hàng đầu tiên. Nhà sản xuất máy bay này là tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc COMAC đã ký tại triển lãm hợp đồng bán 100 chiếc. Trong số các khách hàng của một chi nhánh cho thuê máy bay của General Electric (Mỹ) và 3 hãng hàng không Trung Quốc. Chuyến bay đầu tiên của C919 ấn định vào năm 2016. Trong 20 năm tới, COMAC dự định đưa ra thị trường khoảng 2.000 chiếc. Dự kiến, trong tương lai máy bay này sẽ là đối thủ cạnh tranh với Airbus-320 và Boeing-737.

Ngoài ra, tại triển lãm, Trung Quốc còn giới thiệu thủy phi cơ HO300, nó đã thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 10.11.2010. Trung Quốc cũng có tiêm kích Jian-10 (tức Tiêm-10 hay J-10), máy bay ném bom Hùng-6 (H-6), tiêm kích-bom Tiêm-Hùng-7 (JH-7) và máy bay chỉ huy/báo động sớm KJ-200 của họ.

Tại triển lãm, được biết Trung Quốc mới đây đã mua trực thăng Mi-26TS thứ ba và dự định mua thêm 1 chiếc nữa. Hiện Nga đang thực hiện các hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc 3 trực thăng Mi-17, và đến năm sau, số trực thăng Nga ở Trung Quốc sẽ lên đến 300 chiếc có dư. Để bảo dưỡng trực thăng Nga tại Trung Quốc, liên doanh Nga-Trung Sino-Russian Helicopter Service Company đang thành lập trung tâm dịch vụ đặc biệt tại thành phố Thanh Đảo.

Hãng chế tạo máy Moskva mang tên V.V Chernyshev theo các hợp đồng do Rosoboronoexport ký trước đó đã cung cấp cho Trung Quốc 100 động cơ máy bay RD-93. Theo thông tin công bố tại triển lãm, hiện hợp đồng thứ hai mua động cơ này đang được chuẩn bị. Số lượng động cơ mua theo hợp đồng cũng là 100 động cơ. Trung Quốc dự định mua của Nga không dưới 500 động cơ RD-93.

RD-93 được phát triển cho tiêm kích mới FC-1 chủ yếu dùng để xuất khẩu của Trung Quốc. Một phần đáng kể chi phí phát triển tiêm kích này (theo một số nguồn tin là đến 50%) do Pakistan gánh vác. Pakistan dự định sản xuất trong nước đến 250 tiêm kích này.

Rosoboronoexport cho biết, một vấn đề cũ kỹ và nhạy cảm cũng đã nhúc nhích khỏi điểm chết khi Trung Quốc tuyên bố tại Chu Hải là sẵn sàng thảo luận các vấn đề liên quan đển bảo vệ quền sở hữu trí tuệ. Rosoboronoexport dự định tham vấn với các đối tác Trung Quốc về vấn đề này trong thời gian tới.

Việc đó liên quan đến vấn đề Trung Quốc sao chép trái phép vũ khí Nga, cụ thể là máy bay chiến đấu và súng AK. Theo các chuyên gia, hằng năm, Nga thiệt hại đến 6 tỷ USD do hoạt động xuất khẩu vũ khí sản xuất không có giấy phép. Uy tín kinh doanh của Nga cũng bị tổn hại.

Trung Quốc cũng thông báo tại triển lãm việc bắt đầu xây dựng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Beidou (Bắc Đẩu) thế hệ 2 của họ. Về chức năng, nó tương tự hệ GLONASS của Nga. Năm 2012, hệ thống Bắc Đẩu mới sẽ phủ sóng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và toàn thế giới vào năm 2020, khi số vệ tinh của hệ thống lên tới 30. Với Bắc Đẩu, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Nga có hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của mình.

  • Nguồn: Su hết thời, Tiêm lên ngôi / Nikolai Posorkov // Vremya, N.214, 23.11.2010.
Nhân Vũ