In bài này
Máy bay tương lai sẽ có cấu tạo như… chim
Thứ Tư, 24/11/2010 - 12:41 PM
Hai kỹ sư đã đề nghị xem xét lại cấu tạo máy bay truyền thống từ giác độ hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Họ cho rằng, kết cấu máy bay hiện nay là hoàn toàn không hiệu quả.

Kỹ sư Geoffrey Spedding của Đại học tổng hợp Nam California (University of Southern California), Mỹ và Joachim Huyssen thuộc Đại học Tổng hợp Tây Bắc (Northwest University) của Nam Phi từ lâu đã muốn đưa ra một kết cấu khí động mới và từ bỏ thiết kế kiểu “cái ống lắp đôi cánh”, nhưng đến nay vẫn chưa có các số liệu thí nghiệm. Nay thì đã có những số liệu đó.

Họ đã chế tạo một máy bay module “3 tính chất”. Họ bắt đầu từ kết cấu, trong đó toàn bộ máy bay là một cánh phẳng. Sau đó, để giảm tối đa lực cản, họ bổ sung phần thân, sau đó là một cái đuôi nhỏ mà về bản chất, nó “triệt tiêu” nhiễu loạn khí động do thân tạo ra.

Các nhà khoa học đã phân tích các dòng khí và các góc tương đối khác nhau của cánh, thân và đuôi để giảm lực cản (tiêu thụ nhiên liệu ít hơn) và tăng lực nâng.

Họ đã thu được các kết quả như sau. Cánh bay bảo đảm các tham số cơ bản lý tưởng (nhưng không thực tiễn vì không thể mang tải trọng). Sự hiện diện của thân máy bay cho phép máy bay chở được tải trọng hữu ích, nhưng lại làm giảm ngay lực nâng và làm tăng lực cản. Cái đuôi được thiết kế tốt lại có thể khôi phục lực nâng và giảm lực cản, thậm chí đến mức như của cánh bay.

Ta có thể cười, song kết cục, các kỹ sư đã có được một… con chim: đôi cánh cong, cái thân có “bụng to”, các đuôi nhỏ tí tẹo. Mấy năm trước, máy bay với đuôi đó đã được thử nghiệm thành công, trên thiết bị bay cánh đơn phản lực phi công Thụy Sĩ Yves Rossy đã thực hiện một số chuyến bay ngắn, nhưng người ta không đi đến được các mẫu chế thử cỡ lớn và thương mại.

Kết quả nghiên cứu đã được báo cáo tại hội nghị phân ban Thủy động học của Hội Vật lý Mỹ.

"Người phản lực" (Jetman) Yves Rossy đang bay trên cánh bay của ông

  • Nguồn: science.compulenta.ru, 22.11.2010.
Nam Xương