In bài này
Samurai trở lại: Nhật Bản bắt đầu tăng cường sức mạnh quân sự
Thứ Năm, 20/05/2010 - 2:07 AM
Trong hai năm gần đây, Nhật Bản đã bắt đầu một số dự án phát triển và đóng tàu sân bay trực thăng, chế tạo máy bay tiêm kích, cũng như công bố ý định mua máy bay chiến đấu của nước ngoài.

Hải quân Nhật Bản tập trận (AFP)

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản dự định xem xét lại lệnh cấm xuất khẩu hàng quân sự và sự tham gia của các công ty Nhật vào các dự án quốc phòng quốc tế. Điều này cho thấy rõ ràng, nước Nhật Bản hòa bình đã đi liền mấy bước về hướng quân sự hóa.

Nhật Bản với tư cách một quốc đảo ở Thái Bình Dương, cách không xa Trung Quốc, hai nước Triều Tiên và Nga hấp dẫn không chỉ ở tính lãng mạn Samurai của mình mà cả bề dày lịch sử, trong đó chính niềm kiêu hãnh Samurai (võ sĩ đạo) này đã bị trấn áp từ bên ngoài, còn sau Thế chiến II thì bắt đầu quá trình gần như phi quân sự hóa hoàn toàn đất nước.

Người ta nói đùa là từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, hầu như ai cũng đã giày xéo lên lãnh thổ Nhật Bản - từ Mỹ đến Trung Quốc và Triều Tiên. Hơn nữa, người Mỹ là xuất sắc nhất.

Tất cả những yếu tố này, cùng với ảnh hưởng rõ nét của Mỹ đối với nền chính trị đất nước, đã buộc Nhật Bản vào năm 1947 thông qua điều 9 hiến pháp với nội dung cấm quốc gia này không chỉ không được tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào, thậm chí còn không có quân đội của mình. Dĩ nhiên là vẫn có những tổ chức quân sự nào đó tiếp tục hoạt động ở Nhật Bản, nhưng chỉ với vai trò cảnh báo cuộc tấn công từ các nước láng giêngf, chứ không phải quân đội chính quy.

Điều 9 hiến pháp thực tế quy định sự tồn tại về mặt quân sự của Nhật Bản, quốc gia trong thời gian dài không tiến hành các dự án quốc phòng đáng kể, không suất khẩu hàng quân sự và thậm chí còn buộc binh lính của mình lái những máy bay, vận hành những tàu chiến nói nhẹ ra là không hiện đại. Tuy vậy, hoặc là thời thế hoặc là thế giới quan của người dân đã thay đổi mà tháng 6.2006, Chính phủ Nhật đã thông qua dự luật trao cho Lực lượng Phòng vệ Nhật quy chế một tổ chức quân sự, đồng thời thành lập Bộ Quốc phòng.

Đây cũng là thời điểm bước ngoặt trong lịch sử nước Nhật chống quân sự hóa - trong hai năm gầy đây, người ta bỗng biết rằng, nước này dự định đóng các tàu sân bay trực thăng, mua máy bay tiêm kích Mỹ, chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 của mình và nói chung là tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn vũ khí trang bị, khiến chỉ trong chốc lát chúng đã gần như không còn bị coi là thô sơ, lạc hậu nữa.

Tháng 5.2010, Nhật Bản đã thành lập ủy ban đặc biệt nghiên cứu xây dựng “lộ trình” của lực lượng vũ trang, trên cơ sở đó, Chính phủ Nhật trước cuối năm 2010 có thể hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu máy bay quân sự và điều quan trọng hơn là hủy bỏ việc cấm các công ty Nhật tham gia các cuộc thầu quân sự và các dự án phát triển quốc tế.

Có thể thông cảm cho Nhật Bản vì đa phần vũ khí trang bị của họ đã lạc hậu hữu hình và vô hình, cần phải thay thế chúng mà tiền để mua hay tự phát triển đều không đủ. Năm 2009, Nhật Bản thậm chí từ bỏ kế hoạch được dự định từ lâu mua trực thăng AH-64D Apache Longbow vì giá quá đắt.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ. Hãy tưởng tượng tình cảnh, vũ khí trang bị thì lỗi thời, các công ty tuy sống bằng đơn đặt hàng quân sự của nhà nước, nhưng không giàu có, tiền bạc cho ngành công nghiệp quốc phòng ít một cách thê thảm và chẳng lấy đâu ra. Trong khi đó, ở một quốc gia có thể nói là láng giềng thì đang tiến hành chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II trị giá hơn 300 tỷ USD, mở thầu chế tạo máy bay tiếp dầu trị giá 35 tỷ USD, còn nếu tính cả thế giới thì có lẽ chỉ có kẻ lười biếng mới không đu buôn vũ khí, một loại hình kinh doanh rất béo bở.

Trong khi Nhật Bản có những thứ để xuất khẩu. Hiện tại thì có ít nhưng vẫn là có. Ví dụ máy bay tuần tra bờ biển Kawasaki XP-1 được phát triển để thay thế P-3C Orion của Mỹ. Các khách hàng tiềm năng của nó có thể là Pakistan, Ấn Độ hay Brazil. Các đại công ty công nghiệp Nhật như Mitsubishi Heavy Industries и Kawasaki Heavy Industries đang vận động để hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu máy bay vì rõ ràng chính họ đang mong ngóng được bước ra thị trường vũ khí thế giới.

Nhưng điều chủ yếu không phải là việc đó mà là hủy bỏ lệnh cấm các công ty Nhật tham gia các dự án quân sự quốc tế vì chính không chỉ đem lại khá tiền cả cho chính các công ty lẫn cho nền kinh tế đất nước mà còn khơi dòng cho những công nghệ mới mà Nhật Bản sẽ không phải dốc túi để phát triển nữa. Và vũ khí trang bị họ cũng có thể mua với giá thấp hơn giá trung bình của thị trường vì được giảm giá do là thành viên tham gia dự án phát triển. Bên cạnh đó, cách tiếp cận vấn đề như vậy hàm chứa không chỉ những tham vọng quân sự của Nhật Bản mà hơn thế là ý muốn trợ giúp cho nền kinh tế của mình.

Dòng công nghệ mới tự động có nghĩa là xây dựng những dự án phát triển mới. Điều đó lại dẫn đến việc tạo ra những chỗ làm mới. Tiếp đó, cái chuỗi sẽ trở nên rõ ràng hơn: giảm thất nghiệp - dòng đầu tư vào các dự án - tăng nguồn thu thuế - thu nhập từ xuất khẩu thành phẩm. Tóm lại là tất cả đều hài lòng. Và đó chỉ là thoạt nhìn. Việc Nhật Bản tỏ ra quan tâm đến công dân của mình là điều rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa. Trong suốt mấy chục năm gần đây, họ chỉ mua vũ khí trang bị nước ngoài chưa được lắp ráp mà ở dạng giấy phép sản xuất. Như thế sẽ đắt hơn tí chút, nhưng được cái là cho phép tạo việc làm cho dân chúng.

Nay thì đã có các tiền lệ. Chẳng hạn, Nhật Bản dù hiến pháp thế nào thì họ cũng đã mấy năm xuất khẩu ngon lành các động cơ tên lửa sang Mỹ. Luật pháp cho phép. Thêm nữa, mới đây người Nhật xác nhận sự tồn tại của hiệp ước hạt nhân bí mật ký với Mỹ tận năm 1969. Tóm lại, những xu hướng của thời đại đã hiển hiện rõ ràng: ban đầu là Bộ Quốc phòng và quân đội chính quy (dù cho là trên cơ sở tình nguyện), sau đó là các dự án phát triển và hợp đồng quân sự, còn tiếp đó là hủy bỏ điều 9 hiến pháp và gạch bỏ từ “phòng vệ” ra khỏi tên gọi của lực lượng vũ trang.

Thế là ổn!

  • Nguồn: Vasily Sychev // lenta 19.05.2010
PM