Vietnamdefence.com

 

Tên lửa Nga bay đến Phần Lan

VietnamDefence - Helsinki đang xem xét phương án mua các hệ thống tên lửa Iskander của Nga thay vì ATACMS của Mỹ; Washington sẽ gây áp lực để ngăn cản.


Iskander-E (RIA Novosti)
Có khả năng Phần Lan có thể mua tên lửa Nga cho các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật của mình. Lý do là việc Bộ Quốc phòng Phần Lan quyết định không mua tên lửa chiến thuật Mỹ để chọn “phươn án hiện đại và rẻ hơn”.

Tháng 1/2014, có tin quân đội Phần Lan đã nhận được từ ngân sách quốc phòng gần 100 triệu euro để mua không dưới 70 tên lửa 70 đất đối đất MGM-140 phóng từ hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS của Mỹ do Lockheed Martin sản xuất.

Đây là tên lửa đường đạn tầm ngắn, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 300 km và phù hợp với cá bệ phóng hiện có trong trang bị của quân đội Phần Lan. Năm 2006, Phần Lan đã mua lại từ Hà Lan 22 hệ thống rocket phóng loạt М270 MLRS trị giá 45 triệu euro, cũng do Mỹ phát triển, còn sau đó đã chi thêm 40 triệu euro để làm cho M270 tương thích với tên lửa ATACMS.

Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước bị cắt giảm khoảng 2,2 tỷ euro và các biện pháp của chính phủ Phần Lan đối phó với nợ quốc gia gia tăng, Bộ Quốc phòng Phần Lan đã từ chối thương vụ này.

“Dự án đã phải đóng băng do lý do tài chính. Đây là hệ thống quá đắt và tương đối cũ <…> Chúng tôi hy vọng rằng, có thể tìm ra các giải pháp hiện đại và hợp túi tiền hơn. Chúng tôi biết các phương án thay thế khác đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cần thiết”, đại diện Bộ Quốc phòng Phần Lan Arto Koski.

Thay thế các tên lửa chiến thuật của Mỹ có thể là tên lửa Iskander-E. Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Nga và Phần Lan vào tháng 6/2013 đã đạt thỏa thuận về vấn đề xuất nhập khẩu vũ khí. Biến thể xuất khẩu cải tiến của tên lửa Iskander đã có mặt trong danh mục vũ khí Nga chào bán cho Phần Lan. Tên lửa này có tầm bắn như ATACMS, nhưng giá rẻ hơn nhiều.

Trước đây, Phần Lan đã mua các vũ khí quan trọng nhất ở Liên Xô trong khuôn khổ hiệp ước thương mại song phương. Cụ thể, Phần Lan đã mua các tiêm kích MiG-21, trực thăng đa nhiệm Mi-8 và hệ thống tên lửa phòng không Buk. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Phần Lan đã chuyển sang thị trường phương Tây. Ví dụ như F/A-18 Hornet hiện là máy bay chủ lực của Không quân Phần Lan, còn Nauy sẽ cung cấp 4 đại đội tên lửa phòng không NASAMS II cho Phần Lan để thay thế Buk.

Phần Lan không phải là thành viên NATO nên việc NATO dừng quan hệ đối tác với Nga không liên quan đến Phần Lan. Khi thảo luận khả năng trừng phạt kinh tế của EU đối với Nga do cuộc khủng hoảng Crimea, các quan chức Phần Lan phản đối trừng phạt khá gay gắt. 

Một khi thương vụ bán Iskander mà thành, đây sẽ là sự đột phá lớn vào thị trường phương Tây, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị-xã hội, chuyên gia quân sự Vladimir Yevseyev nói.

“Điều đó dĩ nhiên là rất khác thường - mặc dù Phần Lan không phải là thành viên NATO, những vụ bán vũ khí này không phải hay xảy ra. Hơn nữa, đã có các tiền lệ hợp tác Nga-châu Âu: chúng ta đã bán cho Hy Lạp các tàu đệm khí, cũng như các hệ thống S-300 dùng để bảo vệ trước thành viên khác của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi nghĩ, mặc dù có sự phản đối, Pháp sẽ đóng hoàn thiện các tàu Mistral cho Nga”, ông Yevseyev nói.

Ông cho rằng, các lý do đối ngoại có thể cản trở hợp đồng Nga-Phần Lan. “Phần Lan có thể giải thích hợp đồng với EU là do có chung biên giới với Nga. Không có những trừng phạt có thể cản trở, vì thế về hình thức, tất cả đều ổn. Về không chính thức, dĩ nhiên Mỹ có thể gây áp lực. Thổ Nhĩ Kỳ đã muốn mua các hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc, cuối cùng người Mỹ đã không để họ làm điều đó. Thổ Nhĩ Kỳ có sự phụ thuộc lớn về quân sự vào Mỹ, còn Phần Lan thì không”, vị chuyên gia quân sự kết luận.

Nguồn:

Defence News, Rusplt, 4.4.2014.

Print Print E-mail Print