Vietnamdefence.com

 
Tags: UAV , UCAV , UCLASS , Mỹ

Bấp bênh tương lai UCLASS

VietnamDefence - Chương trình chế tạo máy bay không người lái (UAV) trinh sát-tiến công trên hạm UCLASS có thể bị coi là không hợp lý, các đại diện của Viện Lexington đánh giá.

Khi bắt đầu công việc của chương trình UCLASS, người ta cho rằng, cuối cùng sẽ chế tạo được một (UAV tàng hình, có khả năng tiếp dầu trên không và thời gian bay dài, cho phép thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu đặt ra khi tác chiến ở khá xa phương tiện mang nó là tàu sân bay.

Sau khi tính toán các chi phí sơ bộ, Hải quân Mỹ quyết định từ bỏ các yêu cầu bắt buộc ban đầu: khả năng tiếp dầu trên không và khả năng hoạt động trong điều kiện tác chiến. Kết quả là UAV chiến đấu tương lai từ loại đa năng cơ bản đã biến thành trinh sát. Hải quân Mỹ mong đợi khoản kinh phí gần 400 triệu USD cho chương trình trong tài khóa 2015.

Theo các chuyên gia Viện Lexington, sự thay đổi các yêu cầu như vậy là dấu hiệu bất ổn của cả chương trình UCLASS nói chung. Trước đó, tham gia dự án chỉ có 4 nhà sản xuất vốn đã dự thầu phát triển UCLASS. Căn cứ vào các tuyên bố công khai của Hải quân Mỹ, các chuyên gia Viện Lexington cũng đưa ra kết luận về cuộc khủng hoảng trong quá trình thực hiện chương trình.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, các nghị sĩ Mỹ cũng hoài nghi tính hợp lý của việc phát triển các UAV trinh sát-tiến công UCLASS.  Các thượng nghị sĩ đã thông qua nghị quyết không cho phép đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với các hãng dự thầu trước khi xác định được hoàn toàn nhiệm vụ kỹ thuật đối với UCLASS và được Lầu Năm góc phê chuẩn. Các hạ nghị sĩ đã đưa ra một báo cáo, theo đó, UAV trinh sát-tiến công UCLASS không thể tăng cường mạnh mẽ khả năng chiến đấu của Hải quân Mỹ.

Ý tưởng trang bị cho Hải quân Mỹ UCLASS có khả năng bay lâu hơn so với máy bay có người lái xuất hiện vào đầu những năm 2000 trong bối cảnh quân đội Mỹ thực hiện chính sách “cải cách” dựa vào các công nghệ mới nhất.

Theo các chuyên gia, tại thời điểm đó, điều đó là hợp lts vì đã có 2 mẫu UAV mới đã giúp nâng cao rất mạnh khả năng nắm bắt tình hình và tình huống chiến đấu cho binh sĩ Mỹ: Đó là UAV triển khai trên bộ có thời gian bay dài MQ-4C Triton và UAV triển khai trên biển cất/hạ cánh thẳng đứng MQ-8B Fire Scout.

Tuy nhiên, UAV có những hạn chế lớn, nhất là khi sử dụng từ boong tàu sân bay, nơi có rất đông thủy thủ có mặt thực hiện nhiệm vụ.

Các chuyên gia Viện Lexington cho rằng, để triển khai UAV trên tàu sân bay, phải có những lý do đủ sức nặng là điều mà hiện chưa có với chương trình UCLASS. Hải quân Mỹ có một số lượng lớn máy bay trinh sát và tiến công mà khả năng của chúng có thể được tăng cường bằng cách sử dụng máy bay và UAV của các quân chủng khác, trước hết là của Không quân Mỹ. Như vậy, việc phát triển UAV trinh sát-tiến công UCLASS, theo các chuyên gia, là không hợp lý, nhất là trong hoàn cảnh tiết kiệm ngân sách gắt gao hiện nay. Trước đó, Hải quân Mỹ đã nói đến những khó khăn tài chính bảo đảm cho dự án thay thế các tàu ngầm lớp Ohio mà có lẽ là dự án quan trọng nhất đối với hạm đội Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng, cơ sở lý giải tính hợp lý của việc chế tạo UCLASS có thể là việc tích hợp nó với chiến lược đối phó với các hệ thống chống tiếp cận A2/AD (Anti-Access, Area Denial) mà có thể áp dụng đối với các nước như Trung Quốc. Tuy vậy, các tổ chức và chuyên gia phân tích hàng đầu nhận định, các UAV trinh sát-tiến công tương lai ở dạng thiết kế như hiện nay sẽ không thể hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong khuôn khổ chiến lược này.

Các chuyên gia cho rằng, không thể mua các máy bay đó trong hoàn cảnh tiết kiệm chi tiêu ngặt nghèo. Để tăng tầm hoạt động của UCLASS trên tàu sân bay, chúng phải có khả năng tàng hình, tiếp dầu trên không, các phương tiện mở rộng nắm bắt tình hình chiến đấu xung quanh, những thứ chắc chắn sẽ làm tăng giá cả của UCLASS.

Dự kiến, các quan chức cao cấp Lầu Năm góc sẽ gặp nhau vào ngày 10/9 để xác định mức độ sẵn sàng của dự án UCLASS cho việc phát triển tiếp theo.

Các chuyên gia Viện Lexington dự đoán, họ sẽ không hài lòng với các kết quả hiện có và có lẽ sẽ đặt ra cho Hải quân Mỹ câu hỏi về tính hợp lý mua sắm UCLASS với hiệu quả giảm đi, và câu trả lời về khả năng nâng cao khả năng mức độ tàng hình, tải trọng hữu ích và tích hợp các phương tiện tiếp dầu trên không trong quá trình phát triển tiếp theo của chương trình sẽ bị tiếp nhận một cách tiêu cực. Trong điều kiện cắt giảm mạnh kinh phí, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ không thể phát triển tất cả các chương trình mà họ qua tâm.

Các chuyên gia Viện Lexington cho rằng, vì thế, Hải quân Mỹ cần luận cứ rõ ràng tính hợp lý chế tạo UCLASS. Dự án ở trình độ phát triển hiện tại có thể không đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho nó.

Nguồn: Arms-expo, 28.8.2014.

Print Print E-mail Print